Cập nhật nội dung chi tiết về Ước Mơ Tôi – Cô Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tương Lai mới nhất trên website Honggaitour.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồi còn học cấp 3, Hậu thích đi chơi đến nỗi thi thoảng cũng có cúp vài tiết học để đi chơi. Cộng thêm chiếc xe Cup81 và một đứa bạn. Ban đầu là loanh quanh trong xóm làng, trong phố, rồi mở rộng ra các huyện xã lân cận. Rồi dần ra khỏi vùng an toàn, nơi bao lâu nay vẫn quen thuộc. Đi đến những vùng đất mới. Không chỉ nhìn thấy nhiều cái chưa từng nhìn, gặp nhiều người chưa từng gặp, mà còn có những cảm nhận cảm xúc chưa từng trải qua. Rồi kì thi Đại học đến nhanh như một cơn gió vậy. Còn hoài mơ mộng về những vùng đất xa xa nơi kia. Sau nhiều đêm suy tư. Hậu quyết định mang trong mình ước mơ đi nhiều hơn và xa hơn nữa. Để có thể gắn bó được nhiều hơn với sở thích “đi chơi”. Hậu thấy mình nên tìm vào một trường nào đó để theo học “đi chơi” cho thỏa nỗi lòng. Nhưng sau hồi tìm kiếm, thì Hậu hiểu không có ngành học mang tên “Đi chơi”. Đừng buồn, thay vào đó là Du lịch. Tuyệt vời! Sau những ngày đèn sáng miệt mài bài sách, thì quả ngọt Đại học cũng mỉm cười Hậu còn hơi bé, mới chập chững bước vào cuộc sống là một người hơi lớn, với con đường hoa hồng. Đừng vội mừng, hoa hồng có gai. Dù vậy thì vẫn không nản chí. Hậu quyết tâm tìm kiếm nơi mà có thể chắp cánh có ước mơ bé bỏng này. Không phải bến đỗ mà là nền tảng, bệ phóng, đưa Hậu đi xa, bay cao. Sau hồi tìm hiểu khắp 63 tỉnh thành trong nước, có cả ý định bỏ xứ sang đất khách quê người học. Cuối cùng Hậu cũng tìm ra nơi mà Hậu thuộc về – Khoa Du lịch & Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao Đỏ. Với lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển và với đội ngũ giảng viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại cho học tập và lưu trú; nhiều chương trình trợ cấp, hỗ trợ, học bổng cho sinh viên khó khăn. Ngoài ra, Trường còn liên kết đầu ra với nhiều doanh nghiệp trong trong nước lẫn nước ngoài hỗ trợ sinh viên đảm bảo việc làm ổn định sau tốt nghiệp v.v… Thật vậy, sau 1 năm gắn bó với Khoa Du lịch & Ngoại ngữ, Hậu cảm thấy cuộc sống mình thay đổi rất nhiều, theo hướng tích cực. Thầy cô không chỉ là dạy bài vở lý thuyết, mà xen vào đó là những câu chuyện vô cùng thú vị. Những tiết học thực hành, những chuyến đi thực tế đến các điểm tham quan du lịch cùng lớp, cùng khoa, kết nối mọi người với nhau. Hơn cả vậy, Hậu hay các bạn nào đi học mà càng “yếu đuối” càng nhận được nhiều sự quan tâm, nhắc nhở, khuyên bảo, động viên… của thầy cô hơn nữa. Nói hoài không hết, nói ít hiểu nhiều, tưởng tượng “khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” vậy cho lẹ. Quan trọng hơn cả, thầy cô trong suốt quá trình học luôn giảng giải cho trò hiểu về chính ngành mình đang học và định hướng công việc sau này. Riêng về ngành Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) mà Hậu đang theo là ngành rất “hot” không chỉ trong thời điểm này mà là cả một tương lai xa. Ai cũng có nhu cầu được hưởng thụ, đi du lịch đây đó, nhất trong thời đại phát triển, sau vất vả công việc, cơm áo gạo tiền đã đủ đầy, vậy chờ gì mà không đi chơi chứ hả. Không chỉ vậy, vì ngành học là Du lịch – Ngoại ngữ nên siêu đa năng. Khi học tất nhiên ngoài các môn cơ bản thì tập trung đào tạo về nghiệp vụ du lịch, về lịch sử, về các điểm du lịch… và ngoại ngữ tiếng Trung, tiếng Anh. À, trường còn rất sâu về việc dạy Kỹ năng mềm cho sinh viên, về quản lý thời gian, học sao cho tốt, kỹ năng giao tiếp,… Mọi thứ mọi điều đều có lời giải đáp kỹ càng tận tình, chỉ cần chịu mở miệng ra hỏi thầy cô. Ngoài thầy cô tập trung giảng dạy chuyên môn, thì còn có những buổi ngoại khóa cho sinh viên giao lưu nói chuyện với những nhân vật truyền cảm hứng mà bạn nghĩ chỉ có thể thấy trên TV, rồi các chương trình ngoại khóa cho bạn thỏa sức thể hiện kỹ năng học,… Thêm nữa các câu lạc bộ đội nhóm theo khả năng, cá tính của các bạn, có thể đăng kí giao lưu học hỏi chơi bời nhảy múa tha ga luôn. Vừa học vừa chơi, đi học như đi chơi hoàn toàn có thật. Từ những điều đó, ước mơ nhỏ bé của Hậu không thay đổi, mà lớn hơn. Đó là trở thành người Hướng dẫn viên chuyên nghiệp, không chỉ biến đất lạ thành đất quen mà đôi khi còn là “sứ giả” vùng đất ấy, dẫn dắt giới thiệu đến quê hương xứ sở Việt Nam cho nhiều người hơn, cả du khách trong nước hay du khách nước ngoài, với lòng tự hào dân tộc. Và công việc mơ ước, “kiếm tiền từ đam mê”, câu nói không lạ nhưng làm được thì không dễ. – Thế Hậu ơi, học… có khó không? Thì thưa, bác Hồ có dặn “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền”, thanh niên thì ngại ngần chi việc khó nhờ. Tất nhiên hoa thơm quả ngọt nào cũng có cái giá của nó, phải có thời gian dài, đất trời cỏ mây nuôi dưỡng mới thành. Không tôi luyện, sao thành thép. Không có cố gắng nỗ lực ngày hôm nay, đâu có ngày mai đầy rực rỡ. Nói vậy thôi, chứ đơn giản, khi đã xác định được điều mình thực sự muốn là gì, thì chốt lại, rồi cứ vậy mà cố gắng mọi thứ để đạt được điều ấy thì thôi. Tuy vậy, Hậu cũng đang chỉ là một sinh viên Đại học, như bao sinh viên khác, với những ước mơ, tuổi trẻ mà, ai cũng hoài bão nhỉ. Đi sai, vấp ngã, hay gì đi nữa, không thành vấn đề. Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép, à, miễn đừng để chú công an bận rộn vì mình. Đôi khi ý thức hơn tri thức, đừng “giấu dốt”. Học tuy có chút dốt, nhưng dốt mà có cố gắng, học hoài học nữa cho thấu, là thành công vài phần rùi. “And when you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it” sub “Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó”, câu nói xuyên suốt tác phẩm kinh điển Nhà Giả Kim, mà nếu chưa đọc, bạn nên đọc.
Nữ Thủ Khoa Xinh Đẹp Với Ước Mơ Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Với 27,75 điểm, Huỳnh Thị Chúc Yên trở thành thủ khoa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chúng tôi với ước mơ làm hướng dẫn viên du lịch.
Chúc Yên (18 tuổi) là cựu học sinh trường THPT Nguyễn Việt Dũng (Cần Thơ), thi THPT quốc gia với ba môn Văn, Sử, Địa đều đạt 9,25. Tân thủ khoa trúng tuyển Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành – ngành có điểm chuẩn cao nhất trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn chúng tôi năm nay.
Từ ngày bước vào cấp ba, Yên được gia đình định hướng học khối B để thi ngành Dược nhưng cô nhận thấy đó không phải sở trường. Nữ sinh thuyết phục bố mẹ cho học khối C để theo ngành xã hội.
Yên kể, cô ấn tượng với Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn từ bộ phim truyền hình dài tập về đời sống sinh viên, nên ấp ủ mơ ước vào trường. Tự nhận bản thân là người có xuất phát điểm không tốt khi học lực đạt loại khá, cô quyết tâm nhiều hơn.
Huỳnh Thị Chúc Yên. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Được phân vào lớp chọn, xung quanh là những học sinh có năng lực học tập tốt, Yên vừa phải tập trung ôn luyện các môn thi xét tuyển đại học, vừa phải cố gắng học tốt các môn khác để không làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
Có một quãng thời gian do quá tập trung học các môn xã hội, Yên lơ là các môn khác khiến kết quả chung giảm sút. Đó là khoảng thời gian khó khăn, và cũng là lúc nữ sinh nhận ra phải nỗ lực cân bằng lại.
“Dù khá tự tin với ba môn Văn, Sử, Địa nhưng em không khỏi bất ngờ khi mình là người có điểm khối C cao nhất thành phố”, Yên chia sẻ.
Quyết định chọn ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành cũng đến từ sở thích của bản thân, bởi cô mê khám phá, muốn được đi nhiều nơi để trải nghiệm và tiếp xúc với nhiều người. “Em thích nhất Hàn Quốc và luôn mơ ước có dịp đến đất nước này. Nghề hướng dẫn viên du lịch có thể đưa em đến nhiều nơi và hiện thực hoá ước mơ”, Yên chia sẻ.
Ngoài du lịch, tân thủ khoa rất thích Lịch sử bởi được truyền cảm hứng từ người cha là thầy giáo dạy Sử. Ngoài việc học sách, Yên phải bổ sung kiến thức bằng các vấn đề lịch sử qua tranh, ảnh, phim tư liệu. Việc tiếp cận và xâu chuỗi với những tư liệu trực quan sẽ giúp nhớ lâu và hiểu bản chất môn học này.
Tân thủ khoa cho biết, bốn năm học tới ở giảng đường, cô sẽ tập trung rèn luyện tiếng Anh, tham gia nhiều hoạt động để tích luỹ kỹ năng cho công việc sau này.
Là chủ nhiệm năm lớp 12 của Yên, cô Lê Kim Phượng (giáo viên trường THPT Nguyễn Việt Dũng) cho biết, khả năng của Yên không chỉ thể hiện qua kết quả thi THPT quốc gia mà còn được chứng minh trong suốt quá trình học tập ở trường. “Yên năng động, hòa đồng và có năng lực học tập tốt. Ở em luôn có sự cầu tiến và nỗ lực vượt bậc trong việc học tập”, cô Phượng nói.
Nữ Sinh Dân Tộc Thái Đạt 29,5 Điểm Khối C Ước Mơ Trở Thành Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Với số điểm Văn là 8,75 điểm, Sử 9 điểm và Địa 9 điểm, nếu cộng thêm điểm ưu tiên người dân tộc thiểu số và điểm khu vực miền núi, Lương Thi Phương Thảo – người dân tộc Thái, học sinh lớp 12C2 Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An có tổng điểm để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ rất đáng “ngưỡng mộ” đối với khối C là 29,5 điểm.
Vượt lên hoàn cảnh để có kết quả học tốt Sinh ra trong một gia đình đông con, bố mẹ em đều làm nghề nông tại xã nghèo Châu Thành của huyện miền núi Quỳ Hợp. Gia đình em nghèo, có 4 chị em gái, điều kiện học tập rất khó khăn, thiếu thốn do vậy, việc học của em hoàn toàn tự lập suốt thời gian học xa nhà.
12 năm liền Thảo đều là học sinh giỏi toàn diện, tổng điểm ba năm học cấp 3 luôn từ 8,2 điểm trở lên. Đặc biệt, trong năm học 2017-2018 với số điểm 16/20, Phương Thảo đã xuất sắc dành giải nhất môn lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh tặng bằng khen và được ban dân tộc tỉnh tặng giấy khen tại lễ tuyên dương “học sinh dân tộc thiểu số đạt giải nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018”. ” Xuất phát điểm của em vào ngôi trường PTDTNT số 2 không quá nổi bật nhưng không vì cái đó mà làm bản thân chùn bước vì tự nhủ có ai đánh giá được hết tiềm năng trong mỗi con người…đó cũng là động lực để em học tập và phấn đấu. Để có được thành tích như hôm nay cả cả quá trình tích lũy học hỏi cùng với khát khao ước mơ cháy bỏng mà em ấp ủ bao lâu nay “- Phương Thảo chia sẻ.
Trò chuyện cùng chúng tôi, Phương Thảo cho biết thêm: Em tự nhủ mình phải cần cù, khi học tập trên lớp cần chăm chú nghe giảng vì những điều thầy cô giảng là những cái hay nhất có như vậy mới tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ sâu sắc hơn. Khi đã học xong trên lớp thì em lập riêng cho mình một thời gian biểu hợp lí để tận dụng được hết quỹ thời gian của mình với phương châm học sao cho hiểu bản chất vấn đề.
Với bộ môn Ngữ văn, em luôn để bên cạnh mình quyển sổ tay ngữ văn để tích lũy kiến thức hay thấy từ ngữ nào đắt em cũng ghi vào để làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ của bản thân và họ cũng nói văn ôn võ luyện nên em cũng tự luyện viết rất nhiều đọc nhiều sách báo để mở rộng hơn kiến thức vốn từ của mình.Và bản đồ tư duy cũng hỗ trợ em rất nhiều trong việc học văn nói riêng cũng như cả khối C nói chung, nó giúp ta nắm chắc hơn kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Còn đối với các môn có đặc thù là học thuộc như sử, địa thì em cố tìm ra điểm nhấn để có thể hiểu được bản chất của vấn đề, tìm ra từ khóa của vấn đề để đơn giản hóa nó hơn, tập trung cao độ để huy động được kiến thức của mình để liên hệ với xâu chuỗi vấn đề sự kiện để tìm ra mối liên hệ của kiến thức. Luôn tạo cho mình tâm thế thoải mái khi học tập để sáng tạo hơn. Môn địa em luôn lấy attlat làm trợ thủ đắc lực giúp em học tốt môn địa hơn…và mỗi môn học em luôn tìm được niềm vui trong đó. Trong quá trình học tập là vậy nhưng khi vào phòng thi cũng cần phải có một bộ óc tỉnh táo và tâm thế thoải mái bình tĩnh tự tin, phân bố thời gian hợp lí. Đặc biệt là với môn văn cần tổ chức bài thi có hệ thống, em tự tượng tưởng dựa trên quan điểm của giáo viên xem thầy cô cần gì từ bài thi để từ đó mà khai thác vấn đề. Để bài thi của mình không bị mờ nhạt lẫn vào những bài khác thì cần cá tính hóa bài thi của mình, khai thác sâu vấn đề hơn, sáng tạo hơn từ đó gây được ấn tượng tốt bài thi. Còn với bài thi trắc nghiệm không vội vàng mà em xem kỹ từng từ một để hiểu được câu hỏi tránh nhầm lẫn – đó là những kinh nghiệm hay mà Phương Thảo trao đổi với chúng tôi.
Dù miệt mài việc học, nữ sinh dân tộc Thái này vẫn dành thời gian để theo đuổi các sở thích, mối quan tâm khác của mình. Phương Thảo thường hoạt động vui chơi, thể thao cùng các bạn hoặc đi bộ đến nơi yên tĩnh… Chính điều này vừa giúp em giải tỏa áp lực vừa để em dễ dàng hòa nhập với các bạn, có cuộc sống cân bằng hơn.Ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi Giờ đây Phương Thảo đã có được sự khởi đầu vui để tiến tới ước mơ của mình là làm hướng dẫn viên du lịch. Để thực hiện mong ước mình có thể truyền bá được những thắng cảnh tươi đẹp của quê hương, vẻ đẹp con người Việt Nam và “đặc sắc” của văn hóa Việt Nam và đặc biệt là nét đẹp của văn hóa của một dân tộc ít người như dân tộc em. Em luôn tự nhủ mình phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để tiến tới ước mơ của mình, em luôn tâm đắc câu nói “hãy mơ đi và theo đuổi ước mơ chính mình đi,nhưng đừng để điều đó trong suy nghĩ mà hãy thực hiện bằng chính hành động của bản thân”-“hãy cho cả thế giới biết bạn làm gì nhưng trước tiên bạn hãy thực hiện nó”-Phương Thảo cho biết.
Chia sẻ động lực và nhân tố quan trọng đã em đạt được thành quả này, Thảo khẳng định: “Bố mẹ và thầy cô luôn là nguồn động viên của em. Bố mẹ không quá ép buộc em về kết quả mà luôn động viên em để em không cảm thấy nản chí mà luôn lạc quan, coi thi cử chỉ như một thử thách nhỏ trong cuộc đời. Cô giáo chủ nhiệm luôn là người thay gia đình lo cho chúng em trong suốt quá trình thi cử. Cô đã làm rất nhiều việc để chúng em quên đi nỗi nhớ gia đình khi học xa nhà.”
“Tôi thấy Thảo là một học sinh rất chăm ngoan, có ý thức tự giác vươn lên. Ngoài học tập tốt đồng đều tất cả các môn, em còn gương mẫu, nhiệt tình và rất có trách nhiệm với công việc của lớp. Em luôn là người gắn kết các thành viên trong lớp để tạo nên một tập thể đoàn kết, cùng nhau cố gắng trong học tập. Trong suốt ba năm học tại trường, ở lớp, Thảo luôn là người nằm trong top đầu về thành tích học tập. Kết quả tổng kết điểm cả ba năm luôn cao nhất lớp. Tôi và các thầy cô giáo của nhà trường rất tự hào về em” – cô Nguyễn Thị Bính, giáo viên chủ nhiệm đồng thời cũng là người trực tiếp giảng dạy môn Sử của Thảo cho biết. Hiện tại Phương Thảo đã có dự định đăng ký xét tuyển vào chuyên ngành du lịch của trường đại học Vinh để thực hiện ước mơ của mình.Phan Giang
Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Với không ít bạn trẻ, nghề hướng dẫn viên (HDV) du lịch hội tụ nhiều điểm đáng mơ ước: Thu nhập cao, giao tiếp rộng, được đi du lịch không mất tiền… Tuy vậy đằng sau những lợi thế đó, các HDV phải đối mặt với vô số hiểm nguy cạm bẫy…
Có một thực tế đáng buồn là không ít HDV nữ khi tác nghiệp đã bị choáng ngợp trước sự hào phóng của khách và dần dần trở thành… gái bao. Vốn có vẻ ngoài ưa nhìn với nước da trắng hồng và vóc dáng cân đối, ngay sau khi tốt nghiệp ĐH, Lê Thanh H đã được khá nhiều công ty du lịch mời gọi về làm HDV.
Với nhiều nữ sinh viên, những chuyến đi tour từ 5 – 7 ngày có giá hàng nghìn USD đã làm họ lóa mắt. Do số tiền kiếm được quá lớn và dễ dàng nên tâm lý chung của các HDV nữ này là “đằng nào thì tay đã nhúng chàm nên không thể dừng lại”. Tuy nhiên, để moi được tiền của khách cũng không đơn giản. Không ít cô gái sau khi “phục vụ tận tình” các vị khách sộp một đi không trở lại, thậm chí còn rước bệnh vào người. Còn đối với các HDV nam, khi tham gia các tour ở nước ngoài, không ít người do hám lợi đã buôn lậu. Không chỉ có vậy, tại một số địa phương thời gian qua đã xảy ra thực trạng HDV… ăn bớt cơm của khách. Thay vì đặt mỗi người một suất ăn, các HDV đã tự ý giảm số lượng các suất ăn xuống để thu lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng mà còn làm giảm uy tín của các công ty lữ hành.
Về tình trạng trên, ông Lê Thế Cường – Giám đốc một công ty du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Khi quyết định làm HDV, các bạn trẻ đã chấp nhận làm việc trong một môi trường vô cùng phức tạp với vô số cạm bẫy. Ngay cả những cô gái trong sáng, kiên định nhất cũng khó nói lời từ chối trước những số tiền hay món quà đắt giá. Tuy vậy, vẫn còn nhiều HDV có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, kiếm tiền bằng sức lao động chân chính. Sự tận tâm với nghề của họ không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam mà còn khiến cho bạn bè thế giới phải thán phục và ngưỡng mộ”…
… đến người nước ngoài làm HDV “chui”
Hiện nay, một số ngoại ngữ hiếm như Nhật, Thái, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc… rất thiếu HDV du lịch. Theo Luật Du lịch, HDV phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch mới được cấp thẻ HDV. Quy định này nhằm giúp cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ chất lượng nhân lực du lịch nhưng cũng dẫn đến việc nhiều HDV hoạt động “chui”. Có thể nói, hiện tại, HDV tiếng Hàn Quốc thiếu nghiêm trọng nhất do lượng khách du lịch người Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh. Do đó, một số doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng HDV người Hàn Quốc (dù họ rất yếu về kiến thức văn hóa, lịch sử Việt Nam) hoặc tuyển những CTV biết tiếng Hàn Quốc để làm HDV. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tại một số điểm du lịch, chúng ta có thể bắt gặp HDV Hàn Quốc đưa đoàn khách ngoại tham quan, thản nhiên hướng dẫn cho khách.
Không chỉ có HDV người Hàn Quốc, một số HDV người Trung Quốc và một số nước khác tới Việt Nam để… hướng dẫn du lịch. Về tình trạng này, một đại diện của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Hiện có hai kiểu HDV nước ngoài tồn tại ở Việt Nam: HDV được các công ty du lịch nước ngoài thuê để dẫn đoàn, có HDV người Việt đi kèm hoặc các HDV ngoại trước đây sang làm thuê, sau một thời gian quen đường đi nước bước đã ở lại Việt Nam tự tổ chức tour. Đối tượng thứ hai này thường tổ chức tour khép kín không thông qua công ty trong nước nên giá tour thường rẻ hơn, thu hút được khách du lịch nhưng lại không chịu đóng thuế. Điều này gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Nhà nước, khiến môi trường kinh doanh du lịch ngày càng lộn xộn. Bên cạnh đó, điều đặc biệt nguy hại là khi HDV nước ngoài hướng dẫn cho khách với lượng thông tin không đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, họ có thể gây hiểu lầm, làm méo mó hình ảnh của đất nước trong mắt du khách”.
Do các quy định về HDV quốc tế hiện nay khá chặt chẽ nên thời gian qua, một số doanh nghiệp đã sử dụng HDV biết các loại ngoại ngữ hiếm chưa tốt nghiệp đại học, chỉ được bồi dưỡng qua ở các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ, thậm chí có HDV chỉ là công nhân, kỹ thuật viên đã từng lao động, học tập ở nước ngoài. Để đội ngũ HDV du lịch quốc tế Việt Nam nhanh chóng được bổ sung về số lượng, cải thiện về chất lượng, nhất là với các ngôn ngữ ít thông dụng, trong thời gian tới, cơ quan chức năng nên mở rộng điều kiện cấp thẻ hướng dẫn du lịch quốc tế, tăng chế độ đãi ngộ đối với các HDV Việt Nam. Có như vậy, tình trạng HDV du lịch vi phạm pháp luật, người nước ngoài làm HDV “chui” tại Việt Nam mới được giải quyết triệt để.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ước Mơ Tôi – Cô Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tương Lai trên website Honggaitour.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!