Top 10 # Xem Nhiều Nhất Văn Hóa Ứng Xử Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Honggaitour.com

Văn Hóa Ứng Xử Trong Du Lịch Việt Qua Góc Nhìn Của Du Khách

Văn hóa ứng xử trong Du lịch Việt qua góc nhìn của du khách

Ngày đăng: 06/10/2017

TÓM TẮT

Từ khóa : Văn hóa ứng xử, Du khách, Khách du lịch, Văn hóa ứng xử trong du lịch

ABSTRACT

The article introduces an overview about Viet Nam t from viewpoint of international travellers. Among that, emphasize the role of cultu ral behavior on how to satisfy needs of travellers then propose some solutions synchronously from vacation shools, tourist companies until relevant State agencies and especially for tour-guides to improve picture of Viet Nam tourist towards global friends.

Thực trạng

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến VN trong năm 2015 đạt gần 8 triệu lượt người, chỉ tăng gần 0,9% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây. Cụ thể năm 2010 tăng 35%, 2013 tăng 11%, 2012 tăng 14%, 2011 tăng 19% và 2014 tăng 4%. Trong khi du lịch VN ảm đạm thì các nước ASEAN vẫn tăng trưởng tốt. Du lịch Campuchia đạt 5 triệu lượt khách, tăng 11%; Lào gần 4,3 triệu, tăng 5%. Đặc biệt, Thái Lan dù trải qua vụ khủng bố gây chấn động ở Bangkok nhưng vẫn tăng đến hơn 20% với khoảng 30 triệu lượt khách. Nhật Bản tăng 47%, đạt 20 triệu lượt. Tính chung cả thế giới, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng 4,4%.

Nguyên nhân

Văn hóa ứng xử trong du lịch

Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay xã hội ngày càng văn minh hiện đại nhưng một phần văn hóa ứng xửbị lãng quên trong một bộ phận nhỏ dân cư. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ giao tiếp thường ngày giữa người với người và đặc biệt là trong quan hệ công việc.

Theo trải nghiệm của một vị khách du lịch quốc tế sau chuyến vi hành tại Việt Nam: “Người bán hàng rong cố chặt chém tôi. Cô bán bánh mì không trả lại tiền thối, người bán đồ ăn “chém” đắt gấp ba lần dù tôi thấy rõ người khách trước mặt trả bao nhiêu tiền, hay các tài xế taxi gian lận quãng đường đến trạm xe buýt”. Hoặc du khách bị thợ chụp ảnh đeo bám ép lấy ảnh với giá “cắt cổ” 10$/1 bức ảnh,…Đây có lẽ là vấn đề thường xuyên xảy ra và đã trở thành hiển nhiên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Giải pháp

Vậy, trước những thực trạng nêu trên chúng ta cần là gì? Nếu thực sự không muốn bị “thua đau” trên bước đường hội nhập, đã đến lúc chúng ta cần phải mạnh tay thực hiện cuộc cải cách đồng bộ từ nhiều phía:

Về phía các cơ sở đào tạo:

Hiện cả nước có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề) tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch; 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề); 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ nghề du lịch. Và hầu hết các tỉnh, thành phố đã có trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn hoặc trung tâm đào tạo đa ngành nghề tham gia đào tạo du lịch (Theo chinhphu.vn). Tuy nhiên hầu hết các cơ sở đào tạo chỉ tập trung đào tạo lý thuyết và trau dồi ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng lại thiếu sự quan tâm đến việc huấn luyện kỹ năng ứng xử cần thiết, ví như câu chuyện của hai vị khách kể trên, hướng dẫn viên sẽ làm gì để giúp du khách “thoát thân” trong những tình huống thiếu “an toàn” tương tự xảy ra:

Về phía các cơ quan chức năng:

Kiểm soát chặt chẽ giá các dịch vụ và côngk haibảnggiátại các địa điểm du lịch kể cả đội ngũ bán hàng rong;

Các công ty, dịch vụ du lịch lữ hành:

Ban hành chế độ khen thưởng kịp thời và hợp lý để nhân viên có động lực và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ khách;

Tạo môi trường trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm trong công ty giúp nhân viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống.

Liên kết chặt chẽ với các nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ hỗ trợ khác để đảm bảo một môi trường thuận tiện, thoải mái và an toàn cho khách trong suốt hành trình.

Đối với hướng dẫn viên du lịch:

Kết luận

Tài liệu tham khảo

http://plo.vn/kinh-te/vi-sao-khach-nuoc-ngoai-den-viet-nam-giam-manh-609907.html

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Và Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Đáo Dịch: hướng dẫn viên du lịch và văn hóa ẩm thực nhật bản.

1. Sự giao thoa giữa các nền ẩm thực.

Đây là một nét rất riêng tạo nên sự độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản, là sự pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với món ăn Trung Quốc và phương Tây. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng.

Ramen là minh chứng cho sự giao thoa đó. Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó người Nhật sáng tạo và phát triển kiểu ramen của riêng mình. Khác biệt từ từng sợi mỳ đến nước súp, Ramen của Nhật đặc trưng đến nỗi nhiều người nước ngoài vẫn nhầm tưởng đây thật sự là món ăn thuần túy bắt nguồn từ Nhật. Không chỉ ramen, nhiều món ăn khác của Nhật cũng là sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa đông và tây, tạo nên nét đặc sắc của ẩm thực Nhật Bản.

2. Đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichi ju san sai: “một súp, ba món”, ăn với cơm (do các võ sĩ thời kỳ Muromochi đặt ra). Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe. Bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào. Do đó, ẩm thực Nhật Bản ngoài đáp ứng nhu cầu ăn ngon còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.

3. Phong cách ẩm thực riêng của mỗi vùng

Nhật Bản là một nước nhỏ, nhưng mỗi vùng lại có những biến thể và khẩu vị khác nhau về ẩm thực. Gia vị sử dụng cho cùng một món ăn ở mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng biệt, không hề lẫn lộn. Có thể là cùng một món ăn, cụ thể là hương vị của món mì Ramen sẽ rất khác nhau ở các vùng như Kitakata, Hokkaido, Hakata,…

4. Triết lý ẩm thực Nhật Bản

Món ăn Nhật Bản hầu hết đều tuân theo một triết lý chung là “tam ngũ” gồm ngũ pháp, ngũ sắc, ngũ vị:

Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.

Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen.

Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.

Đặc biệt khác với nhiều nước, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, ẩm thực Nhật Bản chú trọng đến hương vị tinh khiết từ nguyên liệu món ăn như đậu nành, cá, rong biển, rau củ và gạo, hạn chế việc sử dụng các loại gia vị. Các món ăn được người đầu bếp sắp xếp tinh tế và đầy khéo léo, hài hòa giữa màu, mùi và vị.

5. Ý nghĩa văn hóa Nhật Bản thể hiện qua ẩm thực

Có nhiều món ăn ở Nhật tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp năm mới. Một lời chúc từ rượu sake để trừ tà khí, kéo dài tuổi thọ, đậu phụ với lời chúc mạnh khỏe, chúc cho gia đình luôn đông vui với món trứng cá tuyết nướng. Món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ. Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.

6. Nguyên tắc và nghi thức trong ăn uống

Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với nhiều quy cách, lễ nghi và ẩm thực cũng không phải ngoại lệ. Họ thường nói “itadakimasu” trước khi dùng cơm. Nó có nghĩa là “xin mời”như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho bữa cơm đó. Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu “gochiso sama deshita” – có nghĩa “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác, chỉ có khi dốc cạn chai thì mới được rót cho chính mình. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi người Nhật cho là lịch sự khi “phát ra tiếng động” khi ăn uống. Theo người Nhật, việc cắm đôi đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm được xem là hành động thô lỗ. Ngoài ra còn rất nhiều quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản.

7. Thiên nhiên trong ẩm thực Nhật Bản

– Món ăn tươi sống

Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bản và tương ớt.

– Món ăn theo mùa

Chúng ta có lẽ thường chỉ nghĩ đén 4 mùa trong năm, nhưng với những đầu bếp Nhật họ sẽ cân nhắc mà nghĩ đến hàng chục mùa khác nhau và cẩn thân lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất có thể là hương vị đại diện cho những khoản thời gian cụ thể. Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn, cà tím nướng, đậu edamame, các loại mì lạnh như: mì sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ như: tào phớ Nhật Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu. Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng shiruko. Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.

– Món ăn ngày lễ

Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh giầy ozoni.

8. Trà là nghệ thuật

Trà đạo được xem là một trong các hình thức nghệ thuật cao nhất của Nhật Bản, cùng với thư pháp, âm nhạc truyền thống thì trà xanh là phổ biến nhất trong các loại trà, và khi người Nhật chỉ nói chung chung về trà, điều đó có nghĩa là trà xanh.

9. Sushi – Ẩm thực nhật bản truyền thống

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản không thể không nhắc đến sushi và cũng giống như tính thiên nhiên trong món ăn Nhật Bản, sushi được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau phù hợp với mỗi mùa. Nếu như là mùa xuân hoa anh đào nở rộ phổ biến với sushi hải sản được làm từ cá biển (sayori), sò trứng Nhật Bản (tỏi – gai),…

Thì đến mùa hè, khi lá phong còn đang xanh tươi người Nhật làm 4 món sushi hải sản: awabi (làm từ bào ngư), uzuki (làm từ cá vược biển), anago (làm từ cá chình biển Nhật Bản) và aji (làm từ cá ngừ Nhật Bản).

Với mùa thu khi rừng phong chuyển dần sang đỏ người Nhật có món sushi chính là: Kampachi (loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào mùa hè đến kampachi -mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông), Kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm) và saba (làm từ Cá thu). Đến mùa đông, tuyết bắt đầu rơi dày đặt món sushi hải sản mà người dân Nhật ưa thích là ika (làm từ cá mực), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ bạch tuộc).

Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyo-maki (bí cuộn tròn).

10. Rượu Nhật Bản (Sake)

Sake là loại đồ uống được rất nhiều người Nhật lựa chọn trong những bữa ăn. Rượu Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày.

Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

Chuyến du lịch Nhật bản sẽ là cơ hội để bạn có dịp trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo, riêng biệt của Nhật Bản. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch Nhật Bản hãy Liên hệ với chúng tôi- chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi.

Liên hệ đặt dịch vụ :

Quý khách Liên hệ để được tư vấn và đặt Dịch vụ với chúng tôi qua một trong các phương thức sau:

-Gọi tới số điện thoại hotline: 01682.78.78.68

-Gửi yêu cầu qua emai:phiendichvien.vn@gmail.com

-Gửi SMS qua zalo, viber, webchat…

-Tới văn phòng để được tư vấn và đặt Dịch vụ trực tiếp.

Đ/c: Tầng 2, số 173 Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Yêu Cầu Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hướng dẫn viên (HDV) tìm hiểu điều này! Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng

Yêu cầu của nghề HDV Du lịch

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế) Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống

Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.

Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục

Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.

​ Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,… góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.

Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.

Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.

Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.

Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.

HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.​

Quảng Nam: Xử Lý Nghiêm Hướng Dẫn Viên Du Lịch “Chui”

(DĐDN) – Trước tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui” của các đoàn khách Trung Quốc đến Hội An, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam – ông Đinh Hài, – yêu cầu siết chặt công tác thanh kiểm tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực du lịch tại khu đô thị cổ.

Sở VHTTDL Quảng Nam bàn cách xử lý hướng dẫn viên du lịch chui tại Hội An sáng nay (6/7).

Tại buổi làm việc vừa diễn ra vào sáng ngày 6/7, Phòng Thương mại và du lịch Hội An cho biết trong khoảng 3 năm trở lại đây lượng khách Trung Quốc đến Hội An có chiều hướng gia tăng đột biến. Nếu như năm 2015, tổng lượng khách Trung Quốc đến Hội An gần 50 nghìn lượt, thì 6 tháng đầu năm 2016 con số này đã đạt khoảng 40 nghìn lượt.

Không chỉ khu vực phố cổ Hội An mà khu vực đảo Cù Lao Chàm, lượng khách du lịch Trung Quốc cũng tăng đột biến. Chỉ tính trong năm 2015 là 29.378 lượt và 6 tháng đầu năm 2016 đã lên đến con số 22.987 lượt. Điều đáng quan tâm là phần lớn số khách du lịch người Trung Quốc đến tham quan Hội An xong họ quay ra Đà Nẵng lưu trú.’

Đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin TP Hội An cho biết: “Lượng khách du lịch Trung Quốc ào ạt đổ về Hội An, Quảng Nam trong những tháng gần đây tăng đột biến. Với lượng khách gia tăng đột biến đã xuất hiện tình trạng hướng dẫn viên là người Trung Quốc hoạt động “chui” tại Hội An”.

Đáng chú ý là dù tình trạng này diễn ra không thường xuyên và lộ liễu như Đà Nẵng hoặc Nha Trang, nhưng sự xuất hiện của các hướng dẫn viên du lịch “chui” này đã vi phạm luật du lịch (cấm người nước ngoài hành nghề hướng dẫn du lịch tại Việt Nam). Thậm chí có một số trường hợp hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử gây hiểu lầm cho khách.

Toàn tỉnh Quảng Nam chỉ có 5 hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung. Do thiếu nên đã xảy ra tình trạng hướng dẫn viên du lịch chui người Trung Quốc.

Theo ông Võ Phùng – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao TP Hội An, tình trạng hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động “chui” tại Hội An là có nhưng không nhiều do điểm tham quan phố cổ khép kín, lại là phố đi bộ nên đơn vị dễ dàng phát hiện xử lý kịp thời.

“Hiện tượng hướng dẫn viên du lịch chui người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử gây hiểu lầm cho du khách được cơ quan chức năng Hội An phối hợp với thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm tra từ nhiều năm nay. Qua kiểm tra chỉ mới phát hiện 1 trường hợp vi phạm và xử phạt 17,5 triệu đồng” – Ông Võ Phùng cho biết thêm.

Ông Phùng cũng chỉ ra việc hướng dẫn viên du lịch người nước ngoài hoạt động “chui” và nhiều hướng dẫn viên cố tình thông tin sai về lịch sử Việt Nam là do được một số công ty lữ hành Việt Nam tiếp tay bởi “Hiện nay, một số công ty lữ hành Việt Nam khoán trắng cho đoàn Trung Quốc tự dẫn khách, tự hướng dẫn, thuyết minh…”, ông Phùng cho biết thêm.

Để giải quyết và xử lý nghiêm tình trạng hướng dẫn viên chui người nước ngoài, ông Võ Phùng đề xuất, các công ty lữ hành phải kết nối với văn phòng hướng dẫn tham quan để bố trí người thuyết minh.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay tại Hội An đang thiếu hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung. Theo báo cáo Sở VH-TT&DL, hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có 5 hướng dẫn viên tiếng Trung được cấp thẻ. Do thiếu hụt đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Trung nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ các đoàn khách Trung Quốc đến Hội An ngày càng gia tăng như hiện nay.

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam – Đinh Hài – khẳng định trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại đô thị cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm. “Sở đã tính toán việc thành lập đoàn thanh tra thường trực tại khu vực này để kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng hướng dẫn viên người nước ngoài hoạt động chui. Trong đó chú ý các hướng dẫn viên người Trung Quốc” ông Đinh Hài nhấn mạnh.

Nguyễn Phước