Cập nhật nội dung chi tiết về Mẫu Đơn Xin Kết Nạp Đảng (Đơn Xin Vào Đảng) Mới Năm 2022 Và Điều Kiện Kết Nạp Đảng Cộng Sản ? mới nhất trên website Honggaitour.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghị định số 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự thì:
“Điều 5. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có lý lịch rõ ràng.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.”
Như vậy, tiêu chuẩn chính trị của công dân là lý lịch bản thân và gia đình bạn phải rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng, của nhà nước. Như vậy, nếu bố chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù, thì bạn không được xin vào ngành công an nhân dân.
THưa luật sư, xin cho em hỏi em có anh trai bị phạt tù và cậu em cũng đã bị phạt tù nhưng đã được tha tự do. em được giới thiệu đi học lớp cảm tình để phấn đấu vào đảng thì có ảnh hưởng gì khi thẩm định hồ sơ không ? Được kết nạp vào đảng không ?
“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Về nội dung thẩm tra: – Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. – Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch chỉ có cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng.
Em chào anh/chị, Em đang có một thắc mắc về việc xác minh lý lịch Đảng viên, em nhờ anh/chị giải đáp giúp em ạ: Hiện nay, mẹ vợ của em đang bị án kinh tế và đang bị phạt tù và bố mẹ vợ của em thì lại đang ly di và vợ em thì được tòa án chỉ định là Bố vợ chăm sóc. Vậy lúc em làm thủ tục xác minh lý lịch Đảng viên thì có phải khai mẹ vợ vào không? Và về vấn đề mẹ vợ em bị đang trong quá trình phạt tù vì án kinh tế thì có ảnh hưởng nhiều đến việc em xác minh lý lịch Đảng viên hay không? Em cám ơn anh/chị ạ!
“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Về nội dung thẩm tra:
– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, với những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi và căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch là cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng thì bạn không đủ điều kiện vào Đảng.
Thưa luật sư, cháu có một vấn đề muốn hỏi luật sư ạ. Cháu đang là sinh viên, được đề cử tham gia học lop nhận thức cảm tình đảng, nhưng trước đây bố cháu có mắc án ma tuý. Bị phạt tù 15 năm. Thời hạn bắt đầu từ năm 2001 đến 9-2012 bố cháu đc về trước thời hạn. Vậy luật sư cho cháu hỏi là trường hợp của cháu có cơ hội đc đi học và được kết nạp không ạ. Cháu cảm ơn luật sư
Căn cứ Hướng dẫn 01-HD/TW :
“3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Về nội dung thẩm tra:
– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp thẩm tra
– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
Như vậy, căn cứ theo điểm 3.3, 3.4 a mục 3 hướng dẫn 01-HD/TW thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch là cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng thì bạn không đủ điều kiện vào Đảng.
Thưa luật sư, xin cho em hỏi, em đang làm lý lịch để xét vào đảng nhưng trong lúc làm thì ba mẹ e có nói là ông nội, ông ngoại bị ngụy bắt đi để làm lính cho ngụy , mà ông nội và ngoại rất thật thà, lương thiện, không chống đối đảng và nhà nước ta chỉ do ông nội, ngoại bị bắt đi để làm lính thương. vì vậy thì khi đời e có được xét vào đảng không ạ
Căn cứ pháp lý để chững mih bạn có đủ điều kiện được xét vào Đảng hay không bạn có thể tham khảo các bài viết ở bên trên
Và với những thông tin mà bạn đưa ra cho chúng tôi thì ông nội và ông ngoại bạn tuy bị ngụy bắt đi làm lính nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến việc vào Đảng của bạn vì chỉ có cha đẻ và mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng là đối tượng cần phải thẩm tra lý lịch.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Quy Định Mới Nhất Năm 2022 Về Điều Kiện Kết Nạp Đảng Viên ?
Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
Trình tự và thủ thục kết nạp như sau :
Bước 1. Tổ chức họp và giới thiệu:
Sau thời gian phấn đấu học cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể: Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét. Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:
– Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;
– Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề: Về phẩm chất chính trị; Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng; Về học tập, chuyên môn; Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;
– Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp.
Trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên. Hồ sơ bao gồm: Biên bản họp đơn vị, Biên bản kiểm phiếu; Phiếu tín nhiệm; Sau đó Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên). Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận Lý lịch người xin vào đảng. Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày nhận được Lý lịch người xin vào đảng , trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trong thời gian 2 tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.
Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:
1. Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra)
2. Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);
3. Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:
4. Nhận xét của đoàn thể: Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)
5. Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
6. Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
7. Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;
8. Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;
9. Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;
Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không quá 1 tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ).
Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết). Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.
Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức. Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.
Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:
– Đơn xin chuyển Đảng chính thức;
– Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị;
– Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ
– Ý kiến nhận xét của BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn
– Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông (lớp bồi dưỡng đảng viên mới)
– Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức
– Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức
– Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức
Để có thể chuyển sinh hoạt Đảng một cách đơn giản, dễ dàng, các bạn cần chú ý những điều sau: Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng cần đầy đủ từ giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức, thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị, hồ sơ Đảng viên…. Cũng như chấp hành những yêu cầu mà Đảng bộ địa phương đưa ra, thời gian chờ đợi chuyển sinh hoạt Đảng là 1 tháng. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (loại 10 ô).
– Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi nơi làm việc hoặc nơi cư trú.
– Phiếu đảng viên (khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng).
– Thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị.
– Bản tự kiểm điểm của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng đi .
Mẫu Đơn Xin Vào Đảng Chuẩn Nhất
Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho giai cấp công nhất. Từ xưa tới nay, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự và mong ước của biết bao nhiêu cá nhân. Tuy nhiên chỉ có những con người ưu tú và xuất sắc nhất mới được Đảng lựa chọn. Chính vì sự khó khăn này mà thủ tục để vào Đảng rất khẳ khe đòi hỏi sự chính xác cao. Hôm nay, Wikisecret xin được giới thiệu tới bạn một thủ tục nhất thiết phải có trong hồ sơ kết nạp Đảng đó là Đơn xin vào Đảng.
TẢI MẪU ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG
Đối tượng viết đơn xin vào Đảng là những ai?
Thực tế thì không phải ai cũng có khả năng được vào Đảng. Một người đứng trong hàng ngũ ấy phải có đầy đủ cả trí và lực cùng với lối sống đạo đức tốt. Thường đơn xin vào Đảng được viết sau khi những con người ưu tú trải qua các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng để hiểu hơn quá trình thành lập và hoạt động của Đảng, những hạn chế trước mắt cần khắc phục sửa đổi và những ưu điểm , mục tiêu cần hướng tới trong tương lai. Sau khi có sự công nhận về quá trình học tập thì họ sẽ vinh dự khi quá trình là một Đảng viên không còn xa xôi. Viết đơn xin vào Đảng là một cách để bạn thể hiện niềm tin của mình với Đảng với tổ quốc, sự trung thành với lí tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin. Đồng thời lá đơn này cũng là sự hứa hẹn của bạn về một quá trình phấn đấu trong tương lai của bản thân, góp phần xây dựng Đảng luôn trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu quả.
Hướng dẫn cách ghi đơn xin vào Đảng
Phần 1: Kính gửi
Phần này bao gồm 2 nội dung đó là chi uỷ và đảng uỷ. Có thể bạn chưa hiểu, chi uỷ ở đây là nơi mà giới thiệu bạn vào hàng ngũ của Đảng và cũng là nơi bạn sẽ tiến hành sinh hoạt Đảng thường kì trong mỗi tháng, hiểu một cách đơn giản đó là nhánh nhỏ nhất của hệ thống tổ chức Đảng. Chi uỷ trực thuộc quản lí của Đảng uỷ, một Đảng uỷ bao gồm nhiều chi uỷ khác nhau
Phần 2: Sơ lược về quá trình học tập rèn luyện của bản thân
Phần chủ yếu bạn sẽ giới thiệu tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, các chức vụ trong chính quyền đoàn thể, đơn vị công tác, đã tham gia đoàn hay chưa,….. và cần có thêm thông tin cũng khá quan trọng đó là được chi bộ xét cảm tình Đảng khi nào.
Phần 3: Nhận thức của bản thân về điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nội dung phần này cần khẳng định được tổ chức Đảng là gì? Nền tảng của Đảng Cộng sản? Bên cạnh đó, cũng cần phải nêu được mục tiêu, vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân và của tổ chức Đảng trong đời sống. Đây là một nội dung chủ yếu và khá cốt lõi trong đơn xin vào Đảng, bạn nên tập trung chú ý viết sao cho cẩn thận cần đảm bảo nội dung đúng đắn và ngắn gọn.
Phần 4: Lời hứa của bản thân
Sau khi đã có nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp theo sẽ là lời hứa sau khi được chấp nhận tham gia vào Đảng. Lời hứa này phải có tính chân thật, trung thành tuyệt đối, luôn có sự thay đổi phát triển bản thân không ngừng để đưa Đảng ngày càng phát triển vững mạnh. Sau cùng là phần kí của người làm đơn
DOWNLOAD MẪU ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG
Một số chú ý khi viết Đơn xin vào Đảng
Quy Trình Kết Nạp Đảng Viên 2022
Hướng dẫn thủ tục, quy trình kết nạp Đảng viên mới
Từ một Đoàn viên để có thể trở thành một Đảng viên cần phải trải qua rất nhiều thủ tục và điều kiện quy định của Đảng đặt ra. Để trở thành một Đảng viên điều đầu tiên cần làm là bạn phải tham gia vào một lớp nhận thức Đảng, lớp nhận thức cảm tình Đảng, và sau đó sẽ là làm hồ sơ và thẩm tra về lý lịch, sau mới thực hiện kết nạp Đảng. Và để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện kết nạp Đảng viên mới thì chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc bài viết về quy trình kết nạp Đảng viên. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết quy trình kết nạp Đảng viên mới năm 2020.
Quy trình kết nạp Đảng viên
I. Điều kiện kết nạp vào Đảng
1. Độ tuổi.
– Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
– Đối với người trên 60 tuổi đáp ứng đủ điều kiện sau: Có sức khỏe và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
2. Trình độ học vấn.
– Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
– Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
– Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
5. Có lý lịch trong sáng. 6. Phải trả qua thời kỳ dự bị 12 tháng.
– Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
– Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
– Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
– Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
II. Quy trình kết nạp Đảng và chuyển Đảng chính thức
1. Giới thiệu quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng
Các Chi đoàn và Tổ Công đoàn xét chọn trong số Đoàn viên, Công đoàn viên ưu tú theo sự quy hoạch của Chi bộ, có nguyện vọng xin vào Đảng để giới thiệu với Đoàn trường, Công đoàn trường học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Ban chấp hành (BCH) hoặc Ban Thường vụ (BTV) Đoàn trường hoặc Công đoàn Trường họp xét, lập danh sách báo cáo với Đảng ủy. BTV Đảng ủy duyệt danh sách và lên kế hoạch tổ chức lớp “Nhận thức về Đảng” hoặc giới thiệu tham dự lớp do các đơn vị khác tổ chức.
Lưu ý: buổi họp xét chọn phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, người được xét chọn phải đạt trên 50% số thành viên có mặt đồng ý.
Sau khi hoàn thành xong lớp học này, quần chúng ưu tú sẽ được cấp giấy chứng nhận. Đoàn trường và Công đoàn tiếp tục bồi dưỡng và theo dõi, giúp đỡ những đối tượng này để đưa vào diện cảm tình Đảng.
2. Giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng
a. Tổ chức họp giới thiệu tại đơn vị
Sau thời gian phấn đấu của cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể:
Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét (Đối tượng 1)
Đối với quần chúng là cán bộ – giảng viên là công đoàn viên đã trưởng thành Đoàn thì Tổ Công đoàn (bao gồm cả các thành viên là đảng viên) tổ chức họp xét (Đối tượng 2)
Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:
1) Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;
2) Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề:
Về phẩm chất chính trị
Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng;
Về học tập, chuyên môn;
Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;
3) Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: phiếu tín nhiệm phải ghi rõ 02 cột: đồng ý, không đồng ý và có dấu treo của Đoàn trường đối với đối tượng 1 và dấu treo của Công đoàn đối với đối tượng 2.
Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp.
b. Hoàn tất hồ sơ đề nghị
Trong khoảng thời gian 3 (ba) tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên (Đối tượng 1 gửi hồ sơ lên Đoàn trường, đối tượng 2 gửi hồ sơ lên Công đoàn trường), hồ sơ bao gồm:
Biên bản họp đơn vị,
Biên bản kiểm phiếu;
Phiếu tín nhiệm;
– Sau khi nhận được hồ sơ, BCH hoặc BTV Đoàn trường, Công đoàn trường họp nhận xét theo 04 nội dung nêu trên (những trường hợp đạt phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp)
– Đoàn trường, Công đoàn trường ra Nghị quyết giới thiệu, chuyển hồ sơ những trường hợp đạt qua Chi bộ sinh viên (đối với quần chúng là sinh viên) hoặc Chi bộ của các phòng, khoa (đối với quần chúng là cán bộ – giảng viên) nơi quần chúng đang sinh hoạt, công tác.
– Các Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên)
– Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Đảng viên chính thức này phải là đảng viên cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 1 năm với người được giới thiệu vào đảng. Nếu đảng viên giúp đỡ người vào đảng chuyển đơn vị công tác thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào đảng được liên tục (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác với người vào đảng ít nhất là 1 năm). Nếu quần chúng là đối tượng được giới thiệu chuyển đơn vị công tác thì Chi bộ tiến hành bàn giao đối với Chi bộ mới để tiếp tục quá trình theo dõi, giúp đỡ.
– Các chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận “Lý lịch người xin vào đảng”. Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 (một) tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 (hai) tuần kể từ ngày nhận được “Lý lịch người xin vào đảng”, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
c. Thẩm tra lý lịch
Trong thời gian 2 (hai) tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.
Trường hợp quần chúng có cha, mẹ, anh, chị, em ruột là đảng viên thì có thể thẩm tra tại nơi quản lý hồ sơ đảng của người đó. Nếu Chi bộ không thể cử người đi thẩm tra được thì báo cáo BTV Đảng ủy để phân công người đi thẩm tra. Trong trường hợp không thể cử Đảng viên đi xác minh trực tiếp thì có thể gửi lý lịch qua đường bưu điện, đề nghị Chi bộ nơi cần xác minh tiến hành xác minh và gửi về Văn phòng Đảng ủy trường.
Chú ý: Người được cử đi xác minh lý lịch phải là đảng viên chính thức.
d. Xét kết nạp
a. Trình tự
Sau khi thẩm tra lý lịch, đảng viên được phân công hướng dẫn viết giấy giới thiệu quần chúng vào đảng.
Đối với quần chúng là CB – GV đã trưởng thành Đoàn thì phải có biên bản họp của đơn vị nơi công tác, trong đó có trên 50% ý kiến biểu quyết đồng ý giới thiệu quần chúng vào Đảng.
Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.
Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp đảng trình Đảng ủy quyết định.
b. Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:
1) Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra);
2) Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);
3) Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:
Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Đoàn trường giới thiệu;
Nếu người xin vào Đảng đã trưởng thành Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Công đoàn Trường giới thiệu;
4) Nhận xét của đoàn thể:
Tổ Công đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt và Ban chấp hành Công đoàn (nếu người xin vào đảng đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên);
Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)
5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
6) Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
7) Bảng điểm học tập có xác nhận của Phòng Đào tạo (đối với sinh viên)
8) Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;
9) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;
10) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;
e. Tổ chức lễ kết nạp
Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không qúa một tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ). Lễ kết nạp Đảng bao gồm các phần:
a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.
c) Chương trình buổi lễ kết nạp
– Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
– Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu.
– Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
– Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.
– Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.
– Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).
– Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
f. Giai đoạn đảng viên dự bị
Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết)
Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.
3. Thủ tục chuyển Đảng chính thức
a. Trình tự
Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức.
BCH hoặc BTV Đoàn trường họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên đang sinh hoạt đoàn)
Tổ Công đoàn họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên dự bị là CB – GV đã trưởng thành đoàn).
Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.
b. Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức
Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:
Đơn xin chuyển Đảng chính thức;
Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ
Ý kiến nhận xét của BCH Công đoàn (hoặc của tổ công đoàn, có xác nhận của BCH Công đoàn cơ sở) hoặc BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn
Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn (hoặc Đoàn thanh niên) và Chi bộ nơi đảng viên dự bị cư trú
Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông (lớp bồi dưỡng đảng viên mới)
Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức
Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức
Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức
c. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng:
Để có thể chuyển sinh hoạt Đảng một cách đơn giản, dễ dàng, các bạn cần chú ý những điều sau: Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng cần đầy đủ từ giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức, thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị, hồ sơ Đảng viên…. Cũng như chấp hành những yêu cầu mà Đảng bộ địa phương đưa ra, thời gian chờ đợi chuyển sinh hoạt Đảng là 1 tháng. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (loại 10 ô).
– Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi nơi làm việc hoặc nơi cư trú.
– Phiếu đảng viên (khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng).
– Thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị.
– Bản tự kiểm điểm của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng đi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẫu Đơn Xin Kết Nạp Đảng (Đơn Xin Vào Đảng) Mới Năm 2022 Và Điều Kiện Kết Nạp Đảng Cộng Sản ? trên website Honggaitour.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!