Cập nhật nội dung chi tiết về Mẫu Bản Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Của Cán Bộ, Đảng Viên mới nhất trên website Honggaitour.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên? Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên? Đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập? Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập? Phạm vi công khai Bản kê khai tài sản tại cuộc họp ở địa phương?
Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu kê khai tài sản và thu nhập lần đầu, bổ sung của cán bộ, đảng viên. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Kê khai tài sản, thu nhập là việc người kê khai sử dụng Mẫu “Bản kê khai tài sản, thu nhập” được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ để kê khai, ghi ra đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, chính xác các loại tài sản, thu nhập; Nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm, có được; Biến động các loại tài sản, thu nhập phải được kê khai theo quy định. Qua đó, Công ty Luật Dương Gia xin gửi đến quý bạn đọc Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, đồng thời hướng dẫn cách kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định và những lưu ý khi khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên.
1. Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên
Tải về Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên
( MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP Kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ)
BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
– Họ và tên:…Năm sinh:…
– Chức vụ/chức danh công tác:…
– Hộ khẩu thường trú:…
– Chỗ ở hiện tại:…
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập
– Họ và tên:… Năm sinh:…
– Chức vụ/chức danh công tác:…
– Cơ quan/đơn vị công tác:…
– Chỗ ở hiện tại:…
3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)
a) Con thứ nhất:
– Ngày, tháng, năm sinh:…
– Hộ khẩu thường trú:…
b) Con thứ hai (trở lên): Kê khai như con thứ nhất.
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
– Nhà thứ nhất: …
+ Diện tích xây dựng: …
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …
+ Thông tin khác (nếu có): …
– Nhà thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như nhà thứ nhất.
– Công trình thứ nhất: …
+ Loại công trình …Cấp công trình …
+ Thông tin khác (nếu có): …
– Công trình thứ hai (Trở lên): Kê khai tương tự như công trình thứ nhất.
2. Quyền sử dụng đất:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …
+ Thông tin khác (nếu có): …
– Mảnh thứ 2: (Mô tả như mảnh thứ nhất)
– Mảnh thứ nhất: …
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …
– Mảnh thứ hai: (Mô tả như mảnh thứ nhất).
3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
4. Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
– Xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác)
– Những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký)
– Kim loại quý
– Vốn góp vào các cơ sở kinh doanh
– Các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác
6. Các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên (như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ và các loại tài sản khác).
7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 nói trên nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
8. Các khoản nợ gồm: các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác.
1. Nhà ở, công trình xây dựng (tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình so với kỳ kê khai trước đó):
b) Công trình xây dựng khác:
2. Quyền sử dụng đất (tăng, giảm về số lượng, diện tích, thay đổi loại đất so với kỳ kê khai trước đó):
b) Các loại đất khác:
3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
4. Các loại động sản:
– Xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác)
– Những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký)
5. Các loại tài sản:
– Kim loại quý
– Vốn góp vào các cơ sở kinh doanh
– Các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
6. Các loại tài sản khác (như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ và các loại tài sản khác) mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 nói trên nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
8. Các khoản nợ gồm: các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam
(Người kê khai tự xác định các loại tài sản tăng, giảm trong kỳ kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm).
Ngày nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập Ngày hoàn thành Bản kê khai tài sản, thu nhập
… ngày…tháng…năm… … ngày…tháng…năm…
Người nhận Bản kê khai Người kê khai tài sản
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh) (Ký, ghi rõ họ tên)
Tải về Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
Bản kê khai tài sản bao gồm những đối tượng sau: Người được yêu cầu kê khai tài sản, thu nhập; vợ hoặc chồng của người được yêu cầu kê khai tài sản, thu nhập; con chưa thành niên (gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật) của người được yêu cầu kê khai tài sản, thu nhập. Ghi thông tin cá nhân theo các tiêu chí trong mẫu Bản kê khai.
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
A. Xác định phạm vi tài sản phải kê khai:
– Tài sản kê khai phải là tài sản đang có tại thời điểm kê khai. Đối với các loại tài sản quy định từ Khoản 3 đến Khoản 8 của Thông tư số 08/2013/TT-TTCP chỉ kê khai nếu có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
– Quyền tài sản gồm cả sở hữu hay sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài sản đó. Không phân biệt tài sản đó đã được cấp giấy chứng nhận hay chưa (trường hợp tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật), hoặc tài sản đứng tên người khác.
– Tài sản đang thuê, đang giữ hộ, hay đang quản lý hộ được xác định là tài sản phải kê khai nếu có tổng thời gian sư dụng tài sản đó từ 06 tháng trở lên trong kỳ kê khai.
B. Thông tin tài sản phải kê khai
1. Tài sản là nhà ở, công trình xây dựng:
Nhà ở thứ nhất:
– Ghi địa chỉ nhà ở thứ nhất theo số nhà hay số căn hộ (nếu có), địa chỉ khu nhà, tòa nhà, khu phố, thôn xóm bản của nhà ở thứ nhất; xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với nhà ở thuộc tỉnh thông thường; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với nhà ở thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
– Loại nhà ở: Căn hộ, nhà ở riêng lẻ hay biệt thự.
– Cấp công trình. Về cấp công trình được phân loại như sau:
+ Đối với nhà ở là căn hộ trong chung cư: Ghi rõ là chung cư cấp I nếu tòa nhà đó có số tầng từ 25 tầng trở lên, ghi là chung cư cấp II nếu tòa nhà có số tầng từ 9 đến 24 tầng, ghi là chung cư cấp III nếu tòa nhà có số tầng từ 4 đến 8 tầng, chung cư cấp IV nếu tòa nhà có số tầng từ 2 đến 7 tầng;
+ Đối với nhà ở là nhà riêng lẻ: Ghi là nhà cấp III nếu là nhà có từ 4 tầng trở lên, ghi là nhà cấp IV nếu là nhà có từ 3 tầng trở xuống;
+ Đối với nhà ở là biệt thự: Ghi rõ là biệt thự
– Diện tích xây dựng: Kê khai rõ tổng diện tích (m2) sàn xây dựng của tất cả các tầng đối với nhà là nhà ở riêng lẻ, biệt thự thì kê khai bao gồm cả tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum. Căn hộ thì kê khai chi tiết diện tích được ghi theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê nhà (đối với trường hợp nhà thuê).
+ Đối vơi nhà mua: là số tiền thực tế phải trả khi giao dịch mua bán và các khoản thuế, phí khác (nếu có);
+ Đối với nhà tự xây dựng: là tổng chi phí phải trả để hoàn thành việc xây dựng và phí, lệ phí (nếu có) tại thời điểm xây dựng nhà;
+ Đối với nhà có nguồn gốc là được tặng cho, thừa kế: căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm được tặng cho, thừa kế và các khoản thuế, phí khác ( nếu có);
+ Trong trường hợp không thể ước tính giá trị tài sản vì các lý do như tài sản sử dụng đã quá lâu hoặc không có giao dịch đối với tài sản tương tự thì ghi là “không xác định được giá trị” và nêu rõ lý do.
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu: trường hợp đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì ghi rõ số Giấy chứng nhận, cơ quan cấp và ngày, tháng, năm cấp. Trường hợp đồng sở hữu thì ghi họ và tên của từng người sở hữu.
Nhà ở thứ hai (trở lên): kê khai tương tự như đối với nhà ở thứ nhất.
b) Công trình xây dựng khác
– Công trình thứ nhất:
+ Loại công trình: công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp;
+ Cấp công trình: ghi tính năng của công trình (kiot, nhà kho,…)
+ Các tiêu chí khác kê khai các thông tin như hướng dẫn tại mục nhà ở
– Công trình thứ hai (trở lên): kê khai tương tự công trình thứ nhất.
2. Tài sản là quyền sử dụng đất
Người kê khai phải kê khai rõ về tài sản là các loại đất của bản thân, đất của người vợ hay người chồng, đất của con chưa thành niên có quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần đối với mảnh đất. Đất đã được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người khác.
– Mảnh đất thứ nhất:
+ Địa chỉ: ghi rõ các nội dung về khu phố (thôn, xóm , bản); nội dung về xã, phường, thị trấn; nội dung về quận , huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số thửa đất, số tờ bản đồ (trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của mảnh đất thứ nhất đó;
+ Diện tích: Ghi rõ diện tích đất đã được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp; trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể ghi theo Hợp đồng mua, bán hoặc diện tích thực tế mình đang trực tiếp sử dụng, quản lý;
+ Giá trị: kê khai giống như phần nhà ở, công trình xây dựng đã nêu ở trên;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trường hợp đã có Giấy chứng nhận quyền sửu dụng thì ghi rõ số cấp Giấy chứng nhận; cơ quan, đơn vị đã ký và cấp Giấy; ngày, tháng, năm ký trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp có nhiều người cùng có quyền sử dụng hay còn gọi là đồng sở hữu thì ghi họ tên của từng người sử dụng mảnh đất đó;
+ Các thông tin khác (nếu có): ghi các thông tin về tình trạng chuyển nhượng, sang tên, đổi chủ và trạng thái sử dụng (cho thuê, cho mượn).
– Mảnh đất thứ hai: kê khai tương tự mảnh đất thứ nhất.
b) Các loại đất khác: kê khai tương tự như đất ở.
3. Tài sản là tiền
– Tiền là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ.
– Bao gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
– Kê khai theo nguyên tắc: ghi bằng tiền Việt Nam, đối với ngoại tệ thì ghi nguyên tệ và số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày gần nhất của ngày kê khai.
4. Tài sản là những động sản như tầu bay, tầu thủy, máy bay, xe oto, xe máy …. mà ở đây chịu sự quản lý của nhà nước mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sử dụng và được cấp giấy đăng ký có giá trị mỗi loại được xác định từ 50 triệu đồng trở lên (mức giá xác định là giá lúc mua, cho, tặng…). Trường hợp nếu giá trị khi mua của một loại chưa đến 50 triệu đồng thì không phải thực hiện việc kê khai. Các thông tin kê khai khác là thông tin về quyền sử dụng tài sản khi kê khai bao gồm các thông tin như thuê, mượn, thời điểm mua…
5. Đối với tài sản là các loại như kim loại quý, hay đá quý, hay cổ phiếu, hay vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, hay các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
– Kê khai tài sản đối với những loại tài sản này phải ghi rõ về số lượng, giá trị cụ thể đối với từng loại tài sản trên.
– Giá trị kê khai ở đây chúng ta xác định là giá phải trả khi mua tài sản đó, giá trị được tính khi góp vốn, giá ước tính trong trường hợp mà tài sản là được tặng cho, biếu, hay thừa kế.
6. Các loại tài sản khác
Tài sản khác bao gồm cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh ảnh và các loại tài sản khác tương đương mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
– Kê khai chính xác về số lượng từng loại tài sản, giá trị đối với từng loại tài sản.
Trường hợp tài sản phải kê khai đã cũ, hay được sử dụng qua nhiều năm mà được cho, tặng, thừa kế, không thể quy đổi thành tiền thì ghi “không xác định được giá trị” và ghi rõ lý do về việc này.
7. Tài sản ở nước ngoài.
Tài sản ở nước ngoài phải kê khai là tất cả loại tài sản từ Điểm 1 đến Điểm 6 Mục II của Bản kê khai tài sản,hay thu nhập có được nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Kê khai tài sản ở nước ngoài phải ghi rõ về số lượng, giá trị tài sản đó, địa chỉ, tên quốc gia và các thông tin tương ứng như phần đã nêu ở trên.
8. Tài sản là các khoản nợ
Các khoản nợ xác định phải trả, giá trị của tài sản trong trường hợp quản lý hộ, giữ hộ mà có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
Khoản nợ kê khai ở đây gồm: các khoản đi vay, đi mượn. Giá trị tài sản quản lý hộ, giữ hộ. Các khoản phải trả khác đối với tổ chức, cá nhân được quy ra tiền Việt Nam tại thời điểm kê khai mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
9. Tổng thu nhập trong năm kê khai
Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam bao gồm các khoản lương chính, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế. Thu nhập xác định từ việc hưởng lợi ở các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế. Các khoản thu nhập khác.
Kỳ kê khai tổng thu nhập trong năm kê khai được xác định bằng cách sau:
– Đối với lần kê khai đầu tiên: kỳ kê khai được xác định bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm đó đến ngày kê khai;
– Đối với lần kê khai thứ hai trở đi: kỳ kê khai được xác định từ ngày tiếp theo của kỳ kê khai liền kề trước đó đến ngày kê khai.
– Riêng đối với năm 2013, kỳ kê khai tổng thu nhập được tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày kê khai.
III. GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC CÓ SỰ THAY ĐỔI CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP
Kê khai sự biến động tài sản, thu nhập được hiểu là việc kê khai tăng hoặc giảm về tài sản tại thời điểm kê khai so với tài sản tại thời điểm đã kê khai trong kỳ trước đó.
+ Trường hợp kê khai mà tài sản tăng: Ghi rõ tên tài sản tăng vào cột loại tài sản. Đánh dấu vào cột tăng/giảm dấu “+”; giải thích nguyên nhân tăng vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm”.
+ Trường hợp tài sản giảm: Ghi rõ tên tài sản giảm vào cột loại tài sản. Đánh dấu “-” vào cột tăng/giảm; giải thích về nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm”.
Kê khai như sau:
Ngày nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập Ngày hoàn thành Bản kê khai tài sản, thu nhập
… ngày…tháng…năm… … ngày…tháng…năm…
Người nhận Bản kê khai Người kê khai tài sản
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh) (Ký, ghi rõ họ tên)
– Lưu ý khi khai tài sản và thu nhập cán bộ, đảng viên
– Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập không được tự ý thay đổi các nội dung quy định trong mẫu, có thể thêm dòng để ghi các thông tin theo từng nội dung quy định.
– Trường hợp tại thời điểm kê khai, người có nghĩa vụ kê khai không thể tiến hành kê khai đúng thời hạn vì các lý do khách quan như:
+ Nghỉ phép năm hay gặp trở ngại do bất khả kháng, thì thực hiện việc kê khai sẽ được thực hiện trước hoặc sau ngày trở về cơ quan làm việc bình thường;
+ Được cử đi công tác dài ngày, đi nước ngoài, thì việc kê khai được thực hiện bằng bản mềm, hoặc có thể gửi bản cứng qua đường bưu điện. Người kê khai bổ sung việc kê khai bằng bản cứng ngay sau ngày trở về cơ quan làm việc bình thường;
+ Trường hợp phải điều trị, chữa bệnh tại bệnh viện theo chỉ định của bác sỹ thì thực hiện việc kê khai ngay sau ngày về cơ quan làm việc bình thường.
– Người kê khai phải ký vào từng trang của Bản kê khai. Ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm hoàn thành Bản kê khai. Cuối cùng là ký ở trang cuối của Bản kê khai.
– Người thuộc bộ phận tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý Người kê khai có nghĩa vụ:
+ Kiểm tra tính đầy đủ các nội dung phải kê khai;
+ Ký vào từng trang của Bản kê khai;
+ Ghi rõ họ tên đầy đủ, ngày tháng năm nhận Bản kê khai;
+ Ký tên ở trang cuối cùng của Bản kê khai.
3. Đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm:
1. Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
2. Cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên trong Công an nhân dân.
4. Người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
5. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.
6. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước.
7. Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn.
8. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước.
4. Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập
Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập?
Điều 9 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:
1. Hàng năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 11, đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ lập danh sách Người có nghĩa vụ kê khai trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt; gửi mẫu Bản kê khai, hướng dẫn và yêu cầu Người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu Bản kê khai, việc kê khai phải được hoàn thành và nộp về cho đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản kê khai, đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ kiểm tra tính đầy đủ các nội dung phải kê khai; trường hợp Bản kê khai chưa đúng quy định (theo mẫu) thì yêu cầu kê khai lại, thời hạn kê khai lại là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ lưu bản chính hoặc bản sao theo thẩm quyền, gửi 01 bản sao đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi sẽ công khai Bản kê khai để thực hiện việc công khai theo quy định.
4. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hằng năm.
5. Phạm vi công khai Bản kê khai tài sản tại cuộc họp ở địa phương
Luật sư cho tôi hỏi: Phạm vi công khai Bản kê khai tài sản thu nhập tại cuộc họp ở địa phương được quy định như thế nào?. Xin cảm ơn
Phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại cuộc họp ở địa phương được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“*Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải công khai Bản kê khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
*Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Giám đốc, Phó giám đốc sở, ngành và tương đương, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải công khai Bản kê khai trước lãnh đạo cán bộ cấp phòng và tương đương trở lên trực thuộc sở, ngành, cơ quan, đơn vị đó.
*Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì phải công khai Bản kê khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm hàng năm, bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, trưởng phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Phan Thị Hồng
Thanh Tra Chính Phủ Hướng Dẫn Việc Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Lần Đầu
Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách những người giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật PCTN để yêu cầu thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu; người có nghĩa vụ kê khai nộp 2 bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai, theo đúng quy định của Luật PCTN và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu này phải hoàn thành trước ngày 31/3/2021, đồng thời trong đợt này chỉ thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu. Sau đó, việc kê khai hàng năm, kê khai bổ sung của năm 2021 sẽ thực hiện vào cuối năm 2021, nhưng bảo đảm hoàn thành trước ngày 31/12/2021 theo đúng quy định của Luật PCTN.
Trường hợp phải kê khai tài sản, thu nhập để phục vụ công tác cán bộ mà người đó chưa kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo quy định của Luật PCTN năm 2018, thì thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu và sử dụng bản kê khai lần đầu để phục vụ công tác cán bộ lần đó.
Cùng với đó, Thanh tra Chính phủ cũng hướng dẫn việc bàn giao bản kê khai cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cụ thể: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai bàn giao 1 bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Khoản 3, Điều 38 của Luật PCTN, hoàn thành trước ngày 30/4/2021.
Đối với các trường hợp chưa xác định được cơ quan nào kiểm soát tài sản, thu nhập thì tạm thời chưa bàn giao, chờ thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình, khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Thanh tra Chính phủ chậm nhất là ngày 31/5/2021.
Mẫu Lý Lịch Đảng Viên Của Người Xin Vào Đảng (Mẫu 02
Mẫu lý lịch Đảng viên của người xin vào Đảng (Mẫu 02-KNĐ) mới nhất năm 2020. Hướng dẫn cách khai, viết lý lịch Đảng viên và thủ tục xin vào Đảng chính xác và mới nhất 2020.
Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu lý lịch Đảng viên của người xin vào Đảng (Mẫu 02-KNĐ) mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!
1. Mẫu lý lịch Đảng viên (Mẫu 2-KNĐ)
LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
Họ và tên đang dùng:……
Họ và tên khai sinh:……
Quê quán:………
01. Họ và tên đang dùng:…… 02. Nam, Nữ….
03. Họ và tên khai sinh:…..
05. Ngày, tháng, năm sinh:…..
06. Nơi sinh:….
08. Nơi cư trú:……
– Nơi thường trú:…..
– Nơi tạm trú:…..
09. Dân tộc: …….. 10. Tôn giáo:…….
11. Nghề nghiệp hiện nay:…….
12. Trình độ hiện nay:…..
– Giáo dục nghề nghiệp:…
– Giáo dục đại học và sau đại học:…
– Học hàm:……. Lý luận chính trị:……
– Ngoại ngữ: chúng tôi học:…
– Tiếng dân tộc thiểu số:…..
13. Ngày và nơi vào Đoàn TNCSHCM: …..
15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có):…
16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (nếu có):…….
18. NHỮNG CÔNG TÁC, CHỨC VỤ ĐÃ QUA
……
19. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ
20. NHỮNG LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐÃ QUA
……
……
22. KHEN THƯỞNG
……
……
1. Cha đẻ:……., năm sinh:…………
Nơi cư trú:…….
Nghề nghiệp:…..
Hoàn cảnh kinh tế:….
2. Mẹ đẻ:…….. , năm sinh:…
Nơi sinh:………
Hoàn cảnh kinh tế:….
Lịch sử chính trị qua từng thời kỳ:…….
3. Anh chị em ruột: (khai rõ như Cha, Mẹ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ)
– Ông Nội:……… Năm sinh:……
Nơi cư trú:…….
Lịch sử chính trị:……
– Bà Nội:……………. Năm sinh:…
Nghề nghiệp:……
Lịch sử chính trị:………..
5. Ông, Bà Ngoại:
– Ông Ngoại:…….. Năm sinh:……
Nơi cư trú:…….
Nghề nghiệp:…….
Lịch sử chính trị:…….
– Bà Ngoại:……. Năm sinh:……..
Nghề nghiệp:…..
Lịch sử chính trị:….
6. Bên Vợ/Chồng: (bao gồm Cha, Mẹ, Anh em ruột của vợ/chồng; Vợ/chồng và các con, các mục khai giống như Cha, Mẹ đẻ)
25. TỰ NHẬN XÉT
(Ghi những ưu điểm, khuyết điểm chính của bản thân về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng, sự tín nhiệm của quần chúng và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào) …………………………………………………………………………………………………………………….
26. CAM ĐOAN VÀ KÝ TÊN
Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đã khai trong lý lịch.
……, ngày………tháng……..năm…..
(Ghi rõ họ và tên)
Bạn đang chuẩn bị xin kết nạp Đảng viên? Bạn đang không biết cách ghi lý lịch dành cho người xin vào Đảng như thế nào cho hợp lý? Luật Dương Gia hướng dẫn cách khai lý lịch của người xin vào Đảng giúp bạn kê khai lý lịch chính xác, tránh việc viết sai, viết nhầm gây mất thời gian.
I/ KÊ KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
* Yêu cầu: Người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xóa, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ; không gạch chéo vào các trang trong lý lịch.
* Nội dung khai lý lịch của người xin vào Đảng:
01. Họ và tên đang dùng: Viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa, ví dụ: NGUYỄN VĂN DƯƠNG
02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
03. Họ và tên khai sinh: Viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
04. Bí danh: Viết các bí danh đã dùng (nếu có).
05. Ngày, tháng, năm sinh: Viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.
06. Nơi sinh: Viết rõ xã, huyện, tỉnh, thành phố; phường, thị xã, quận, thành phố nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.
07. Quê quán: Là nơi sinh sống của ông nội, cha đẻ; trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Viết địa chỉ như mục 06 nêu trên.
08. Nơi ở hiện nay: Là nơi đăng ký trong sổ hộ khẩu.
09. Dân tộc: Viết tên dân tộc gốc của bản thân
10. Tôn giáo: Trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì viết rõ, nếu không theo đạo nào thì viết chữ “không”.
11. Thành phần xã hội hoặc nghề nghiệp của bản thân: Viết rõ 1à công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, bộ đội…; nếu sống phụ thuộc gia đình thì viết là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.
12. Trình độ hiện nay:
– Học vấn phổ thông: Viết rõ đã học xong lớp mấy hệ 10 hay 12 năm, học chính quy hay bổ túc (ví dụ: 8/10 chính quy, 9/12 bổ túc, 12/12).
– Chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ: Đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, cụ thể như sau:
Chuyên môn, nghiệp vụ: Viết theo bằng cấp về chuyên môn, nghiệp vụ (ví dụ: Cao đẳng Sư phạm, Đại học Nông nghiệp…).
Học vị: Viết rõ học vị theo bằng cấp về chuyên môn kỹ thuật (ví dụ: Tiến sỹ Luật , Thạc sỹ Luật, Cử nhân Luật, Bác sỹ Ngoại khoa. . . theo đúng văn bằng).
Học hàm: Là danh hiệu được Nhà nước phong như Giáo sư, Phó giáo sư.
– Lý luận chính trị: Viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học hệ chính quy hay tại chức.
– Ngoại ngữ: Viết Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, tiếng Nga… (nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì viết Anh, Pháp, Nga… trình độ A, B, C.
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn.
14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có): Viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (Đảng bộ nơi kết nạp).
15. Ngày và nơi công nhận chính thức: Chỉ viết khi là Đảng viên chính thức.
16. Người giới thiệu vào Đảng thứ nhất: viết rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị, công tác. Người giới thiệu thứ hai: Nếu là đoàn viên Đoàn Thanh niên thì viết là: BCH Đoàn trường đang sinh hoạt. Nếu là Công đoàn viên thì ghi là: BCH Công đoàn nơi sinh hoạt.
17. Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến trước ngày tham gia hoạt động xã hội.
18. Những công tác và chức vụ đã qua: Viết đầy đủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, các tổ chức văn hoá, giáo dục, đoàn thể…(viết cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, đi học, tham quan nước ngoài, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc không hoạt động nếu có).
19. Đặc điểm lịch sử: Viết rõ lý do bị ngừng sinh hoạt Đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không; có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài; đã tham gia chức sắc gì trong các tôn giáo.
20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Viết rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
21. Đi nước ngoài: Viết rõ thời gian từ tháng năm nào đến tháng năm nào; đi nước nào (từ 3 tháng trở lên); do cấp nào cử đi.
22. Khen thưởng: Viết rõ ngày, tháng, năm, hình thức được khen thưởng (từ giấy khen trở lên); các danh hiệu được Nhà nước phong tặng.
23. Kỷ luật: Viết rõ tháng, năm sai phạm, hình thức kỷ luật, cấp nào quyết định
24. Hoàn cảnh gia đình, khai theo trình tự như sau:
– Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), của người xin vào Đảng: Viết rõ: Họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người qua các thời kỳ.
+ Về hoàn cảnh kinh tế: Viết rõ thành phần giai cấp trước cách mạng tháng tám 1945, trong cải cách ruộng đất năm 1954. Nguồn thu nhập, mức sống của gia đình hiện nay.
+ Về thái độ chính trị của từng người: Viết rõ đã tham gia tổ chức cách mạng nào, làm công tác gì, chức vụ gì (theo mốc thời gian từ tháng, năm nào đến tháng năm nào).
Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào của đế quốc hoặc chế độ cũ; hiện nay những người đó làm gì, Ở đâu. Nếu đã chết thì viết rõ lý do chết, năm nào, tại đâu?
Anh chị em ruột của bản thân. Viết rõ họ và tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.
Cha mẹ vợ (hoặc cha mẹ chồng), vợ, (hoặc chồng) (nếu có): Viết như phần khai của cha, mẹ đẻ.
Anh chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng), các con (nếu có): Viết rõ họ và tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.
* Bên nội: Khai theo thứ tự sau:
Đối với ông, bà nội: Viết rõ như phần cha mẹ đẻ. Đối với Cô, Chú, Bác: Viết rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp, thái độ chính trị của từng người.
* Bên ngoại: Khai theo thứ tự sau:
Đối với ông, bà ngoại: Viết rõ như phần cha mẹ đẻ. Đối với Cậu, dì: Viết rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp, thái độ chính trị của từng người.
25. Tự nhận xét: Viết những ưu khuyết điểm chính của bản thân về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu vào Đảng đến nay.
26. Cam đoan và ký tên: Viết: “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đã khai trong lý lịch”, viết rõ ngày, tháng, năm, ký, ghi rõ họ tên.
27. Nhận xét của Chi ủy chi bộ và chứng nhận của cấp uỷ cơ sở:
Sau khi người vào Đảng khai xong lý lịch, chi bộ có trách nhiệm kiểm tra, liên hệ với Văn phòng Đảng ủy đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng, chi uỷ (kể cả cấp uỷ cơ sở chưa nhận xét, ký tên, đóng dấu vào lý lịch); cử đảng viên hoặc gửi phiếu để thẩm tra. Khi đã có kết quả thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng (kể cả lấy ý kiến nơi cư trú); đồng chí bí thư chi bộ ký, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm vào phần xác nhận; họp chi bộ xét kết nạp đảng viên rồi gửi toàn bộ hồ sơ về Văn phòng Đảng ủy Trường. Sau đó Đảng uỷ Trường thẩm định lại kết quả thẩm tra, xác minh và làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi vấn trong nội dung lý lịch của người xin vào Đảng; Tập thể Ban Chấp hành Đảng ủy xem xét, kết luận thì đồng chí bí thư cấp uỷ ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia
Hướng Dẫn Khai Lý Lịch Của Người Xin Vào Đảng, Điều Lệ Đảng, Đảng Bộ
(Theo Hướng dẫn số 05/HD – TCTW ngày 26-2-2002 về Hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên)
Người vào Đảng tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
II. Nội dung khai lý lịch:
1. Họ và tên đang dùng: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN HÙNG.
2. Nam, nữ: là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
3. Họ và tên khai sinh: viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
4. Bí danh: viết các bí danh đã dùng.
5. Ngày, tháng, năm sinh: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh. Nếu không còn giấy khai sinh thì khai theo giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc theo các giấy tờ cần thiết khác chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại điều kiện theo quy định tại điều 29 Bộ luật dân sự.
6. Nơi sinh: Viết rõ thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố theo tên hiện hành của hệ thống hành chính Nhà nước nơi cấp giấy khai sinh.
7. Quê quán: là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Viết địa chỉ như chỉ tiêu 06 nêu trên.
8. Nơi ở hiện nay: là nơi đăng ký trong sổ hộ khẩu. Viết địa chỉ như chỉ tiêu 06 nêu trên. Nếu bản thân hiện nay đang tạm trú ở đâu thì viết thêm địa chỉ nơi tạm trú.
9. Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường…(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
10. Tôn giáo: trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì ghi rõ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo…ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi “không”.
11. Nghề nghiệp của bản thân hiện nay: viết rõ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp…; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.
12. Trình độ hiện nay:
– Giáo dục phổ thông: viết rõ đã học xong lớp mấy hệ 10 hay 12 năm, chính quy hay bổ túc văn hoá (ví dụ: 8/10 chính quy; 9/10 bổ túc văn hoá).
– Chuyên môn, nghiệp vụ, học vị, học hàm: đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức. Cụ thể như sau:
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: viết theo bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ (ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp Thú y, Cao đẳng Sư phạm, Đại học nông nghiệp…).
+ Học vị: viết rõ học vị theo bằng cấp về chuyên môn kỹ thuật (ví dụ: Tiến sỹ Toán học, Thạc sỹ Triết học, Cử nhân Luật, Kỹ sư cơ khí, Bác sỹ Ngoại chúng tôi đúng văn bằng) nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
+ Học hàm: là danh hiệu được Nhà nước phong như: Giáo sư, Phó Giáo sư.
– Lý luận chính trị: viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân, hệ chính quy hay tại chức. Nếu đã học xong chương trình 2 năm ở trong nước trước đây, ở Liên Xô (cũ) và một số nước xã hội chủ nghĩa khác thì viết là cao cấp. Nếu đã học ở các trường đại học trong nước viết theo quy định của Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương.
– Ngoại ngữ: viết theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga ngữ…(nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì ghi là: Anh, Pháp, Nga…trình độ A, B, C, D.
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có): viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có): Viết như chỉ tiêu 14.
16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (nếu có): viết rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác từng người lúc giới thiệu mình vào Đảng, nếu ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu thì viết rõ tên đoàn thanh niên cơ sở và tổ chức đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp.
17. Lịch sử bản thân: tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội (như ngày vào Đoàn thanh niên, nhập ngũ), ngày thoát ly hoặc ngày vào hoạt động trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội.
18. Những công tác, chức vụ đã qua: viết đầy đủ, rõ ràng, liên tục 9theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian làm việc gì? ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội…(viết cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc không hoạt động nếu có…)
19. Đặc điểm lịch sử: Viết rõ lý do bị ngừng sinh hoạt đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu). Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu?).
20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: viết rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
21. Đi nước ngoài: viết rõ thời gian từ tháng, năm nào đến tháng, năm nào, đi nước nào, nội dung đi; do cấp nào cử đi.
22. Khen thưởng: viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng (từ bằng khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo ưu tú…
23. Kỷ luật: viết rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật (về kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên). Cấp nào quyết định.
24. Hoàn cảnh gia đình: Viết rõ những người chủ yếu trong gia đình như:
– Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ hoặc chồng: Viết rõ: họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người qua các thời kỳ:
+ Về hoàn cảnh kinh tế từng người: Viết rõ thành phần giai cấp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cải cách ruộng đất năm 1954 (ở miền Bắc) hoặc trong cải tạo nông, công, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào như: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản…(nếu có sự thay đổi thành phần giai cấp cần nói rõ lý do). Nếu thành phần gia đình chưa được quy định ở các thời điểm nêu trên và hiện nay thì viết như nội dung hướng dẫn ở chỉ tiêu 11 nêu trên. Nguồn thu nhập, mức sống của gia đình hiện nay (viết tại thời điểm kê khai, bao gồm: Tổng thu nhập của hộ gia đình (trong 01 năm): gồm lương, các nguồn thu khác của bản thân và của các thành viên cũng sinh sống chung trong một hộ gia đình về kinh tế. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất, kinh doanh (viết rõ ngồn gốc: được cấp, đựoc thuê, tự mua, xây dựng, nhà đất thừa kế…tổng diện tích) của bản thân và của các thành viên khác cũng sinh sống chung trong một hộ gia đình (thành viên nào đã ra ở riêng thì không khai ở đây). Hoạt động kinh tế: Viết rõ kinh tế cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, chủ trang trại…số lao động thuê mướn. Những tài sản có giá trị lớn: Viết những tài sản của bản thân và hộ gia đình có giá trị 50 triệu đồng trở lên.).
+ Về thái độ chính trị của từng người: Viết rõ đã tham gia tổ chức cách mạng, làm công tác gì, giữ chức vụ gì? Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào… của đế quốc hoặc chế độ cũ; hiện nay, những người đó làm gì? ở đâu? Nếu chết thì ghi rõ lý do chết, năm nào? Tại đâu?
Anh, chị, em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con: Viết rõ họ tên, năm sinh (tuổi), chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị qua các thời kỳ như trên.
Đối với ông, bà, nội ngoại, chú bác cô dì cậu ruột: viết rõ họ tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp và thái độ chính trị qua các thời kỳ của từng người như trên.
25. Tự nhận xét: Viết những ưu, khuyết điểm chính của bản thân về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu và Đảng đến nay; sự tín nhiệm của quần chúng và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào?
26. Cam đoan và ký tên: Viết “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những điều đã khai trong lý lịch”; viết rõ ngày, tháng, năm, ký tên, ghi rõ họ tên.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẫu Bản Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Của Cán Bộ, Đảng Viên trên website Honggaitour.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!