Đề Xuất 6/2023 # Cách Trồng Cải Ngọt (Rau Sạch) Tại Nhà # Top 10 Like | Honggaitour.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Trồng Cải Ngọt (Rau Sạch) Tại Nhà # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Cải Ngọt (Rau Sạch) Tại Nhà mới nhất trên website Honggaitour.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gia đình bạn rất ưa ăn cải ngọt. Vậy tại sao không “hô biến” khoảng sân trống trước nhà thành vườn cải ngọt xanh mỡn bằng cách trồng rau sạch hiện đại tại nhà.

Trước khi mình chia sẻ cho bạn cách trồng rau sạch tại nhà , mình sẽ điểm qua sơ lược về cây cải ngọt. Cải ngọt thuộc họ thân thảo, tròn, cao từ 50 cm đến 100 cm. Theo đông y, cải ngọt có tính ôn hòa, lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí…Nếu bạn thường xuyên ăn cải ngọt thì có thể chữa được các chứng ho, táo bón. Đồng thời, cải ngọt còn hỗ trợ khá tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, ung thư ruột kết, ung thư gan và xơ cứng gan. Thật tuyệt vời đúng không? Cải ngọt tuy nhỏ nhưng lợi ích đem lại không hề nhỏ đúng không nào. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không áp dụng phương pháp trồng rau sạch tại nhà để “hô biến” vườn cải ngọt sạch trên khoảng sân trống nhà bạn.

Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng để cải ngọt cho năng suất cao bạn nên trồng vào mùa khô. Còn nếu trồng vào mùa mưa thì bạn phải làm giàn che chắn và thường xuyên theo dõi sâu hại cho cây.

Cách trồng cải ngọt (rau sạch) tại nhà theo luống

Trồng cải ngọt theo cách trồng rau sạch tại nhà bạn sẽ thực hiện theo bốn bước sau:

Bạn có thể trồng cải ngọt trực tiếp ra đất, nhưng phải đảm bảo đất giữ ấm tốt và thoát nước tốt. Còn đối với riêng mình, do khoảng sân ngoài hẹp lại tráng xi măng nên mình tận dụng những thùng xốp bỏ đi để trồng cải ngọt. Nếu bạn nào nhà không có thùng xốp thì bạn có thể tìm mua thùng cũ tại những quầy trái cây, hoa quả. Theo như mình biết thì giá thùng xốp dao động từ 20.000đ đến 50.000đ một thùng tùy vào kích cỡ mà bạn mua. Ngoài ra, dùng chậu có đường kính từ 30 cm trở lên cũng được nữa.

Công việc tiếp theo là chuẩn bị giá thể. Giá thể có nhiều loại nhưng mình hay sử dụng nhất là giá thể mua ở cửa hàng chúng tôi vì tiết kiệm thời gian chuẩn bị, tiết kiệm chi phí vì giá thể này có thể tái sử dụng nhiều lần nhờ công nghệ vi sinh EM của Nhật.

Cách trồng cải ngọt (rau sạch) tại nhà

Do vỏ hạt cải ngọt khá cứng nên thường phải ngâm nước để giúp vỏ mau nứt và thời gian nảy mầm nhanh. Tốt nhất là bạn nên ngâm hạt giống từ 4h-6h trong môi trường nước ấm (pha 2 sôi 3 nguội)

Sau khi ngâm xong, bạn rửa sạch hạt rồi để ráo trong rổ 8h, đặt rổ nơi thoáng mát và tối . Trong quá trình để ráo bạn nên xốc hạt để hạt khô ráo đều. Trải qua thời gian tám tiếng là hạt của bạn sẽ nứt ra, nhú nanh trắng là bạn có thể gieo hạt được rồi

Cách trồng cải ngọt (rau sạch) tại nhà bằng vỉ ươm

3/ Gieo hạt & chăm sóc:

Tiếp theo là khâu gieo hạt, bạn nên gieo hạt dưới lớp đất 0,5cm. Sau khi gieo xong bạn phủ hạt bằng lớp đất như vậy để bảo vệ hạt trước sự phát tán của gió, đồng thời ngăn cản hạt giống của các bạn trở thành “miếng mồi” ngon của bọn sinh vật gây hại. Bạn có thể gieo theo kiểu tra hạt trên nương, đào lỗ cách nhau 5cm, để khi cây của bạn lớn lên có thể thoải mái sinh trưởng. Mỗi lỗ bạn cho từ 2-3 hạt vào. Sau đó dùng bình xịt nhựa tưới phun sương để làm ẩm và mềm đất. Bạn nên dùng một tấm bìa đậy lại nhưng bạn nên lưu ý chừa khoảng hở nhỏ cho không khí lưu thông tránh nấm mốc phát triển gây hại cho cây.

Cách trồng rau sạch (baby) tại nhà

Cải ngọt là cây ngắn ngày, lại rất “háo nước”, do vậy khi trồng rau sạch này ở nhà bạn cần phải giữ ẩm thường xuyên. Tốt nhất là sau khi trồng, bạn nên thường xuyên tưới cây mỗi ngày một đến hai lần. Hoặc nhiều hơn nếu bề mặt đất trồng bị khô.

Sau khi những “bé” cải ngọt của bạn ra lá, thì bạn có thể bắt đầu cho các bé “ăn dặm” là vừa. Một khẩu phần ăn bổ sung đạm cá, sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cải ngọt phát triển nhanh, đồng thời tăng khả năng đề kháng cho cây. Bạn nên bón phân 2 lần/tuần, nên phun đều lên cả lá và gốc rau. Ngoài ra, cải ngọt ở giai đoạn này rất cần nước nên bạn phải tưới nước 2 lần/ ngày cho cây. Thêm vào đó, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của cây bằng cách kết hợp bón phân bón lá một lần một tuần để bổ sung các vi chất khác cho cây rau phát triển tốt, lưu ý bạn nên bón phân vào lúc chiều mát khi nắng đã tắt, thời điểm 5-6h chiều là tốt nhất.

Nếu cải ngọt của bạn bị sâu hại thì bạn đừng nên quá lo lắng, mình sẽ chia sẻ cho bạn một bí quyết mà mọi người áp dụngcách trồng rau sạch tại nhà thường làm đó là giả nhuyễn tỏi và ớt, chắt lấy nước pha với nước vo gạo rồi phun xịt lên cây rau để phòng trừ. Bí quyết này bạn có thể thử vì rất hiệu quả mà còn an toàn nữa, bạn nên phun vào lúc tối khi mát trời, lúc này là thời điểm sâu hoạt động mạnh sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Cách phòng bệnh khi trồng rau sạch tại nhà

Sau 30-35 ngày là bạn có thể thu hoạch. Bạn có thể thu hoạch liên tục trong vòng 1-2 tháng thường xuyên nếu cứ hái dần các lá lớn, chừa lại đọt để cây tiếp tục phát triển. Bạn nên lưu ý điều này! Sau mỗi lần thu hoạch lá, bạn lại bổ sung đạm ngay cho cây hồi sức.

Cách trồng cải ngọt (rau sạch) tại nhà cho bé

Để mua hạt giống rau mầm, bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới:

Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà

Ông Vàng, chủ vườn dưa leo và khổ qua ở cánh đồng rau xã Bàu Năng cho biết đứng đầu trong các loại rau quả có tần suất phun thuốc cao là dưa leo, kế đến là khổ qua, đậu bắp, rau cải, bí đao… “Dưa leo từ khi tạo trái đến thu hoạch chỉ cần chừng 7-10 ngày.

Cứ 2 ngày phun thuốc một lần, nếu ít bị ruồi vàng hay sâu tấn công thì giãn ra làm 3 ngày/lần. Có thể tăng liều lượng thuốc tuỳ tình trạng ruộng dưa. Vừa phải phun thuốc trừ sâu, đuổi ruồi vàng vừa phải phun thêm thuốc làm cho trái đều, đẹp nữa”- ông Vàng nói. Cũng theo lời ông, với tần suất thu hoạch 2-3 ngày/đợt đối với dưa leo, khoảng cách từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi đem ra chợ bán chỉ khoảng… 24 giờ.

Ông Vàng cho biết thêm: khó có thể tính được một lứa dưa leo cần phải phun bao nhiêu lần thuốc, vì điều này phụ thuộc vào thời tiết, nhưng tính sơ sơ cũng cỡ… vài chục đợt, nào phun kích thích rễ, lá, nào phun cho hoa đậu trái, rồi còn phun để kích thích trái lớn nhanh, đẹp mắt…

Tiền phân bón, tiền thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một công dưa leo chiếm khoảng vài triệu đồng. Cũng theo ông Vàng, nhờ được phun thuốc mạnh, dưa mới cho sản lượng 4-5 tấn trái/công và như vậy người trồng mới có lời được.

Bên cạnh dưa leo, rau cải cũng được cho vào danh sách bị “tắm” hoá chất nhiều nhất. Với loại rau ăn lá rất phổ biến này, trong suốt thời gian 2 tháng từ lúc trồng, chăm sóc cho tới ngày thu hoạch, trung bình cứ một công rau cải tốn chừng 3 triệu đồng tiền thuốc và phân bón các loại.

Một nông dân trồng bí đao gần đó khẳng định: ở cánh đồng này, trồng rau mà không phun thuốc thì không thể có rau để thu hoạch, bởi sâu bệnh bây giờ nhiều lắm. Và người trồng phải thường xuyên phun các loại thuốc kích thích cho rau quả thì năng suất, sản lượng mới cao (gấp nhiều lần so với việc trồng “chay”- không phun thuốc). Có “no nê” thuốc thì rau quả mới có được vẻ tươi non, bóng bẩy, bắt mắt người tiêu dùng.

Trên cánh đồng rau ở xã Chà Là, qua quan sát, chúng tôi thấy có khá nhiều vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng vứt vương vãi khắp nơi. Coi nhãn hiệu thấy tên: Sha chong Shuang; Marshal, Emaben… Trên tất cả nhãn mác đều có ghi lời cảnh báo: cực độc, độ độc cao, hoặc độ độc mạnh. Điều đó cho thấy bà con nông dân trồng rau sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu mà không quan tâm đến tác dụng nguy hại của nó.

Tại cánh đồng đậu bắp bạt ngàn ở xã Bàu Năng, tôi thấy một người đàn ông đeo khẩu trang kín mít đang phun thuốc cho các luống đậu bắp đang vào mùa thu hoạch sai trĩu trái. Mùi thuốc bốc lên nồng nặc. Phía đằng sau là những luống đậu bắp đã được phun thuốc xong cách đó vài giờ.

Cùng thời điểm, có vài người đang thu hoạch trái đậu bắp. Đầu bờ ruộng, có hai thùng thuốc tăng trưởng cây trồng đã được pha chế sẵn để “tắm” cho trái đậu bắp trước khi thu hoạch.

Hỏi thì được biết, không chỉ đậu bắp mà bất cứ loại rau trái nào cũng đều “sáng phun, chiều hái” hoặc “chiều phun, sáng hái”, bởi có như vậy trông chúng mới xanh tươi, mới đẹp! Nhìn những trái đậu bắp ngon mắt, chúng tôi không khỏi… phát ớn khi nghĩ tới các loại hoá chất độc hại đã ngấm vào đó không biết bao nhiêu mà kể! Sau khi được “tẩm ướp toàn diện” chúng cứ thế ung dung bước lên bàn ăn hằng ngày của mỗi gia đình.

Qua tìm hiểu từ một số nông dân, được biết thói quen của nhiều người hiện nay là cứ thấy cây trồng có dấu hiệu của sâu bệnh là xịt, phun thuốc… với liều lượng càng đậm đặc càng tốt. Người tiêu dùng vô tình sử dụng các loại rau quả tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… chẳng khác nào đưa chất độc vào người, không sớm thì muộn cũng phát sinh bệnh tật nguy hiểm.

Ở một cửa hàng vật tư nông nghiệp tại TP. Tây Ninh, chị bán hàng khá bận rộn bởi lượng khách tới đây mua phân bón, các loại thuốc dùng cho cây trồng khá đông. Ở đây các loại thuốc dành cho rau quả thứ gì cũng có: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, tạo trái… với giá khá rẻ.

Thuốc tăng trưởng pha chế sẵn được chuẩn bị “tắm” cho rau quả.

“Cây non thì phun thuốc kích thích rễ, cây lớn thì kích thích lá, ngọn. Dưa leo, bí đao, khổ qua thì phải dùng thêm thuốc tạo trái, kích cho lớn trái, đều, đẹp, bóng… Em lấy loại nào?”- chị bán hàng hỏi rồi không cần chờ câu trả lời của người mua hàng, chị quay vào sạp lục lọi trong vài giây, bê ra mấy loại thuốc đựng trong chai lọ, túi.

Một chai nhỏ chừng bằng 3 ngón tay có thể hoà trong 5 lít nước- có công dụng làm cho cây bén rễ nhanh, giá chỉ chừng 15.000 đồng. 4 lọ lớn 250ml là thuốc kích thích cho cây trồng tốt lá, vọt đọt và giúp đậu trái, trái mau lớn, bóng mượt… giá mỗi lọ cũng chỉ 25.000- 35.000 đồng. Thì ra, những thứ được gọi là “thần dược” của rau quả lại rất rẻ và rất dễ kiếm.

Nghe và thấy tận tai, tận mắt mới biết suốt vòng đời sinh trưởng của một cây rau, tính từ khi chúng mới được gieo hạt đến khi cho thu hoạch, bất cứ giai đoạn nào cũng đều bị tẩm ướp, tắm táp bằng các thứ chất độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ và cả tính mạng con người.

Trong lúc nhiều bà con nông dân trồng rau vẫn còn giữ thói quen sử dụng thuốc hoá học một cách vô tội vạ cho cây trồng, thì tốt nhất người tiêu dùng hãy cảnh giác với các thứ rau quả “to, đẹp bất thường” khi ra chợ chọn mua về để chế biến cho bữa ăn gia đình.

Cách Trồng Rau Mầm Sạch Tại Nhà

Bạn muốn tiết kiệm hơn nữa chi phí để trồng cho cả nhà bằng cách sử dụng giá thể nhiều lần. Cách trồng rau mầm sạch tại nhà sau đây sẽ cho bạn biết những loại bệnh hại của cây để làm sao vừa tiết kiệm chi phí dụng cụ và vừa đạt năng suất cao đều đặn.

( Theo chi cục BVTV HCM ) Rau mầm là rau được trồng rất ngắn ngày (5 – 7 ngày), an toàn và bổ dưỡng vì chứa nhiều vitamin E, C và B… thường dùng các loại như cải củ, rau muống, cải tùa xại, cải bẹ xanh, cải tần ô, hành tây… vì có mùi vị cay, nồng đặc trưng cho từng loại rau, kích thích ăn ngon miệng.

Hạt mầm được ủ và nuôi trong nhà được ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng nên không dùng thuốc trừ sâu. Tất cả các hạt rau đều chứa đầy đủ các chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi mầm trong thời kỳ tăng trưởng mầm, nên đúng là không cần phải sử dụng nhiều phân hóa học.

Cách trồng rau mầm sạch tại nhà

Như vậy hàm lượng độc tố từ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không có (đối với hạt không sử dụng thuốc bảo quản). Nói theo cách khác – rau mầm là rau sạch, đang được mọi người xem như là một thực phẩm tối ưu. Nhiều tài liệu đã đề cập đến cách trồng rau mầm sạch tại nhà có khả năng tăng kháng thể, chống lão hóa, gây hưng phấn và giữ gìn sắc đẹp.

Bạn tham khảo nơi bán hạt giống chất lượng tại link sau đây:

Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cơ thể trẻ trung khỏe mạnh và xinh đẹp

1. Điều kiện phát sinh phát triển: Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25 – 28 0C, nhiết độ thấp nhất là 5 – 10 0C, cao nhất là 35 0C. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm. Nấm gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ.

2. Triệu chứng bệnh do nấm gây ra:

Cách trồng rau mầm sạch tại nhà tránh nấm xâm nhiễm làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.

Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, … Bệnh này gây thối toàn bộ hệ thống rễ hoặc có loài gây hại các rễ chính… Triệu chứng biểu hiện trên mặt đất là các hiện tượng héo, lá chết và rụng xuống, khi bị bệnh nặng gây chết toàn cây. Cách trồng rau mầm tại nhà thường mắc bệnh này, sinh mùi hôi thối.

b.Thối thân, lỡ cổ rễ, thối nhũn

Nấm gây bệnh: Phytophthora, Sclerotium, … Triệu chứng điển hình của những loại bệnh này là gây thối phần gốc thân sát mặt đất. Khi gốc thối dẫn đến hiện tượng héo vàng, rụng lá và chết toàn cây. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.

c. Lỡ cổ rễ và chết rạp cây con

Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, … Những nấm này có thể xâm nhiễm vào hạt và cây con trong suốt thời gian nảy mầm của cây. Điều kiện thích hợp cho hạt nảy mầm cũng là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và gây bệnh như nơi râm mát, khô hay đất ẩm, bề mặt đất mặt chặt là những điều kiện cho nấm gây hại nặng. Cách trồng rau mầm sạch tại nhà thiếu những yếu tố ngăn ngừa sẽ bị thất thu hoàn toàn do nhiễm nấm này.

Do vi khuẩn: Erwinia carotovora mô bệnh có mùi hôi khó chịu, phần lá của cây bị héo rũ, cụp xuống để lộ rõ gốc và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh và thân cây dính dịch vi khuẩn màu vàng xám.

3. Biện pháp hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh

– Cách trồng rau mầm sạch tại nhà đúng là khay trồng sau thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng để diệt mầm bệnh..

– Mua hạt giống chuyên dùng trồng rau mầm của các công ty có uy tín (không có thuốc bảo quản). Trong quá trình ngâm ủ hạt giống nên sử dụng nước ấm (54 0C), loại bỏ các hạt lép, tạp chất và sạch bệnh..

– Nước dùng để phun cho rau mầm phải là nước sạch, nước qua xử lý. Không sử dụng nguồn nước kênh mương, nguồn nước có nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp cũng là cách trồng rau mầm sạch. Lượng nước tưới để tạo ẩm độ thích hợp.

– Giá thể trồng rau mầm phải là loại đất trồng sạch, không chứa các thành phần hóa học có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Giá thể không nên trồng nhiều lần. Sau mỗi lần trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết rễ còn sót, đem phơi nắng.

– Có thể sử dụng một số thuốc BVTV để xử lý giá thể để trừ nấm bệnh như: Vivadamy 3 DD, Vi-ĐK Trichoderma và xử lý trước khi gieo hạt từ 5 – 10 ngày nếu mún dùng giá thể nhiều lần. Cách trồng rau mầm sạch như vậy vẫn tiết kiệm nhưng không tốn quá nhiều thời gian và năng suất vẫn đảm bảo.

– Khi phát hiện rau mầm có phát sinh bệnh, không được dùng thuốc bảo vệ thực vật. Biện pháp xử lý duy nhất là hạn chế tưới nước, dùng muỗng vét các chỗ bị bệnh ra khỏi khay, cách ly những khay bị bệnh ra khỏi khu vực sản xuất để tránh lây lan.

Ngoài ra, bạn cần phải chọn hạt giống rau mầm tốt. Bạn tham khảo nơi bán hạt giống chất lượng tại link sau đây:

Cách Trồng Rau Sạch Không Cần Đất Tại Nhà

Trồng rau sạch không cần đất bằng phương pháp thủy canh

Trồng rau thủy canh là phương pháp canh tác không cần đất, vốn đã được rất nhiều nông dân và hộ gia đình ở nước ta áp dụng. Với cách trồng rau này, bạn sẽ không dùng đến đất mà ươm hạt giống rau trong giá thể. Sau đó, cho vào bể có chứa một loại dung dịch đặc biệt để nuôi dưỡng cây. Theo đó, bạn sẽ không cần phải dành thời gian để chăm sóc, tưới nước hàng ngày cho chúng. Chỉ sau một thời gian ngắn, cây sẽ phát triển và cho thu hoạch tương tự như phương pháp trồng rau bằng đất truyền thống.

Cách trồng rau không cần đất với phương pháp thủy canh

1. Các dụng cụ cần chuẩn bị

– Rọ nhựa để ươm rau.

– Giá thể xơ dừa.

– Cây con hoặc hạt giống.

– Dung dịch thủy canh. Lưu ý chọn mua loại có chất lượng tốt và pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn.

– Bồn trồng rau thủy canh.

– Bút đo nồng độ pH và bút đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước.

2. Các bước trồng rau thủy canh tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị các vật tư cần thiết để trồng rau bằng phương pháp thủy canh, bạn sẽ tiến hành thực hiện theo 4 bước. Cụ thể như sau:

– Ngâm hạt giống trong nước với tỷ lệ 2 ấm : 3 lạnh từ 1 – 2 giờ để cây dễ nảy mầm.

– Cho giá thể vào rọ nhựa, tưới nước đủ ẩm và cho hạt giống vào.

– Tưới nước cho giá thể có đủ độ ẩm, mỗi 1 – 2 lần/ngày.

– Đến khi hạt giống đã bắt đầu lên cây con (khoảng 2 – 3 lá), bạn chuẩn bị hệ thống thủy canh để trồng cây.

– Bơm nước, dung dịch thủy canh vào bể chứa theo đúng tỷ lệ. Lưu ý rằng mỗi loại rau đều cần một tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành pha dung dịch.

– Cho cả rọ giá thể lên hệ thống thủy canh.

– Sau khi đưa rau lên hệ thống thủy canh 5 ngày thì tiến hành loại bỏ những cây xấu, chậm phát triển.

– Bổ sung dinh dưỡng định kỳ vào thời điểm cây được 10, 15 và 20 ngày kể từ khi đưa lên hệ thống.

– Thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Khi trồng rau bằng phương pháp này, bạn lưu ý không bổ sung thêm dinh dưỡng trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch. Rau trồng bằng phương pháp thủy canh dễ mất nước, bị héo sau khi thu hoạch hơn so với rau trồng trên đất. Vì thế, nên sử dụng sớm sau khi đã lấy rau ra khỏi bồn thủy canh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Cải Ngọt (Rau Sạch) Tại Nhà trên website Honggaitour.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!