Đề Xuất 6/2023 # Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp # Top 14 Like | Honggaitour.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp mới nhất trên website Honggaitour.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:

Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.

Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.

Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.

Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.

Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.

Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền: Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

Điều quan trọng của toạ thiền là tâm tọa tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Bước đầu tiên là phải đếm hơi thở để trú tâm nơi hơi thở. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập .

Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng . Một số những pháp môn này như sau:

Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.

Phương Pháp Ngồi Thiền Chữa Bệnh Với Thiền Dưỡng Sinh

Phương pháp ngồi thiền chữa bệnh với Thiền Dưỡng Sinh

10:26 – 10/10/2019

Thiền dưỡng sinh chữa bệnh là phương pháp bổ sung cho y học hiện đại. Tại sao thiền chỉ cần ngồi một chỗ và hít thở mà lại chữa được bệnh? Chúng ta hãy tìm hiểu cơ chế chữa bệnh của thiền dưỡng sinh.

Các nhà khoa học hiện đại cho rằng sự biến đổi của môi trường, địa lý, thức ăn độc hại, hóa chất, virut, vi khuẩn xâm nhập… là tác nhân gây bệnh thứ nhất cho con người. Nhưng tác nhân này chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh. Tác nhân thứ hai chiếm đến 90% nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể chính là từ bên trong mỗi chúng ta.

Thành phần nhỏ nhất của cơ thể con người chúng ta là các tế bào. Từ tế bào tạo thành mô, mô tạo ra cơ phận và các cơ phận tạo thành cơ thể hoàn chỉnh. Cũng như những tấm pin năng lượng, tế bào luôn đòi hỏi được nạp đầy và được cân bằng năng lượng điện áp trên màng tế bào của nó. Khi nguồn năng lượng bị thiếu hụt, tế bào sẽ bị mất cân bằng điện áp gây ra những sự xáo trộn trong hoạt động. Đó chính là các hiện tượng khi lao động chân tay lâu ta bị mỏi mệt và cơ thể đòi hỏi phải được nghỉ ngơi, ăn uống để nạp năng lượng tái tạo cho hoạt động khác của cơ thể. Nếu không được đáp ứng đầy đủ năng lượng trong một thời gian dài, các tế bào mất cân bằng điện tích làm tổn thương đến mô, cuối cùng dần dần gây bệnh cho một bộ phận nào đó trên cơ thể ốm bệnh, kiệt sức.

Đây chính là điểm cốt yếu mà thiền đưa vào vận dụng trong phương pháp tập luyện. Khi ngồi thiền, thu năng lượng giúp cơ thể tự điều chỉnh tái lập sự quân bình cho điện áp màng tế bào thì cơ phận được cân bằng, cơ thể sẽ dần từ yếu bệnh sẽ khỏe mạnh trở lại.

Thiền là phương pháp bổ sung, hỗ trợ rất tích cực cho y học đương đại về lâu dài. Đối với các bệnh cấp tính, đòi hỏi tính khẩn trương kịp thời thì vẫn phải sử dụng đến y học đương đại và sau đó kết hợp với phương pháp thiền để điều chỉnh cơ thể quân bình đến tận gốc tế bào.Người Ấn Độ và Ai Cập cổ đại đã phát hiện trên cơ thể người có hàng ngàn những điểm mà khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh.

Ngoài những kỳ huyệt và huyệt đặc biệt thì có khoảng 365 huyệt, nằm rải đều trên 12 đường kinh và 2 mạch lớn của cơ thể là mạch Nhâm và mạch Đốc, tạo ra một cấu trúc vận hành lưu thông khí huyết vô cùng tinh vi trong cơ thể con người. Khi các kinh mạch này lưu thông đều đặn, liên tục thì mọi bộ phận trong cơ thể tràn đầy sinh khí và người ta được khỏe mạnh, sống vui vẻ cân bằng.

Sau khi khai mở các luân xa thì hệ thống kinh mạch bị ách tắc của cơ thể được khai thông, dinh dưỡng lại được cung cấp đầy đủ tới các cơ quan bị tổn thương, dần dần tạo lập lại sự quân bình cho toàn bộ cơ thể – đó chính là cơ chế trị bệnh của thiền.

Cách ngồi thiền

Ngồi thiền giúp bạn đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân trong trạng thái tĩnh lặng. Bí mật của ngồi thiền là ngồi thở, ngồi chơi, không suy nghĩ, không tính toán, không mong cầu, không căng thẳng.

Ngồi thiền phải làm sao để toàn thân thật thoải mái, không đau nhức, không khó thở hay mệt mỏi. Thế ngồi thiền vững nhất là thế kiết già (hoa sen): Hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp chân trái và chân trái trên bắp chân phải. Nếu cảm thấy không thoải mái với thế ngồi này, nên chuyển sang thế ngồi bán kiết già: Chỉ chân này chéo qua chân kia. Trong trường hợp không ngồi được cả 2 tư thế trên thì có thể ngồi tư thế thật thoải mái, giữ lưng thẳng, thả lỏng toàn thân, hai tay đặt ngửa trên đầu gối trong tư thế thiền.

Trong khi ngồi thiền, không được động đậy. Ngồi thiền là để tâm trí được thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc. Nếu một bộ phận nào đó của cơ thể cảm thấy khó chịu, đau nhức, quá sức chịu đựng thì có thể xả thiền để thay đổi tư thế. Tốt nhất nên xả thiền đứng dậy, đi lại từng bước chậm rãi.

Ngồi thiền, có người ví như ngồi chơi bên bờ sông và tâm thức giống như một dòng sông. Ngồi thiền đúng cách giúp tâm sáng suốt nên có thể thấy rõ mọi hoạt động trong tâm ý. Tâm ý tự đến, dù hạnh phúc hay buồn khổ, dù an lạc hay bất an cũng không xua đuổi, không bám víu. Bạn giữ cho tâm ý yên như hồ nước lặng, để cảm nhận rõ nhất con người mình.

Theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người kiềm chế cảm xúc và lạc quan hơn. Các công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng sáng tạo…

Như vậy, thiền là một cách tập luyện giúp cho tâm trí được thanh tịnh hơn. Khi cuộc sống có quá nhiều những lo lắng, căng thẳng dẫn đến tâm bệnh thì thiền sẽ giúp cho chúng ta bớt suy nghĩ hơn. Thiền bù đắp những năng lượng đã bị thiếu hụt. Trong quá trình chúng ta ngồi thiền, tâm trí và thể lực đều được tác động. Nhưng không phải ai ngồi thiền cũng có thể chữa được bệnh, để thiền chữa được bệnh, thì cần phải thoát được khỏi những suy nghĩ lo toan, tiêu cực, mà điều này không hề đơn giản.

Để có thể thực hiện được thiền chúng ta cần có một không gian thực sự yên tĩnh, không có bất cứ một hoạt động nào, nơi có ít người qua lại như vậy sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình ngồi.

Mỗi ngày chúng ta nên ngồi khoảng một giờ, kết hợp với chế độ ăn hạn chế các chất độc hại. Xen kẽ các bữa ăn thanh tịnh không thịt, dầu mỡ để cơ thể được thanh lọc.

Khi đã bắt đầu vào ngồi thiền, tuyệt đối không nên nghĩ ngợi bất cứ một điều gì. Mọi suy nghĩ đều phải loại bỏ ra khỏi tâm trí như vậy thì hiệu quả đạt được mới cao.

Bộ môn Thiền Dưỡng Sinh của Trung tâm UNESCO nghiên cứu Văn hoá các Dòng họ Việt Nam.

http://g.page/thienduongsinh

Chi Tiết Nhất Về Phương Pháp Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ

Tác dụng của ngồi thiền với giấc ngủ

Bạn biết không, cảm giác buồn ngủ là do hormone Melatonin mang đến. Loại hormone này được sản xuất bởi tuyến tùng – tuyến có kích thước bằng hạt đậu nằm ở giữa não. Theo một nghiên cứu của đại học Rutgers, khi áp dụng phương pháp ngồi thiền đều đặn trong thời gian dài, lượng melatonin được giải phóng sẽ tăng trung bình 98%. Có những trường hợp lên đến 300%.

Bệnh mất ngủ chủ yếu xuất phát từ tình trạng tinh thần căng thẳng. Thật may là thiền định có thể giúp chúng ta thả lỏng tâm trí, giải tỏa áp lực, giảm căng thẳng và lo âu. Các chuyên gia thiền định cho biết tư thế ngồi hoa sen có thể đẩy dòng năng lượng tích cực đi ngược từ cột sống lên đỉnh đầu. Xung thần kinh não bộ được đón nhận dòng năng lượng này, từ đó giúp chúng ta thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Với phụ nữ, giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh là giai đoạn dễ xuất hiện các triệu chứng mất ngủ. Phương pháp được nhiều phụ nữ đánh giá là hiệu quả. Vùng dưới đồi não có nhiệm vụ tạo tín hiệu cho tuyến yên và buồng trứng sản sinh các hormone progesterone và estrogen – 2 loại hormone sinh dục nữ. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiền định, vì vậy kiên trì ngồi thiền mỗi ngày sẽ giúp họ ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ cải thiện được giấc ngủ của mình.

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Nếu có ai đó nói rằng ngồi thiền thực chất không có nhiều tác dụng trong việc điều trị mất ngủ, thì rất có thể họ đang ngồi thiền không đúng cách. Vậy thế nào là ngồi thiền đúng cách?

Cần chuẩn bị gì trước khi ngồi thiền?

– Không gian ngồi thiền yên tĩnh: Một không gian tĩnh lặng giúp bạn tập trung tốt hơn và bài thiền phát huy tối đa hiệu quả. Bạn có thể mở nhạc thiền nhẹ nhàng và sử dụng một chút tinh dầu để thư giãn cơ thể và tâm trí.

– Chuẩn bị nệm ngồi thoải mái: Mỗi cữ thiền nên kéo dài 15 đến 30 phút. Để luôn cảm thấy dễ chịu khi ngồi thiền, bạn nên chuẩn bị một nệm ngồi thoải mái, không quá cứng cũng không quá mềm lún.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Chọn đồ tập rộng rãi giúp bạn duy trì cảm giác thoải mái khi ngồi lâu. Quần áo quá chật gây cảm giác khó chịu và khiến bạn mất tập trung khi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ.

Cách ngồi thiền chữa mất ngủ

– Để bắt đầu, bạn hãy ngồi lên tấm nệm đảm bảo cột sống thẳng có luôn ý thức hướng lên phía đỉnh đầu, 2 chân xếp lên nhau một cách thoải mái nhất.

– Hai tay đặt lên đầu gối và thả lỏng.

– Cằm cúi nhẹ hướng về phía hõm cổ, mắt nhắm nhẹ để tập trung hơn.

– Tập trung vào hơi thở bằng mũi, khi hít vào cơ bụng phình căng, khi thở ra cơ bụng siết lại, bụng hóp.

– Bạn cố gắng duy trì hơi thở nhịp nhàng, tâm trí tập trung vào hơi thở, loại bỏ toàn bộ suy nghĩ ra khỏi tâm trí.

Bạn nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ để ngồi thiền. Hãy kiên trì thực hiện phương pháp thiền định mỗi ngày, và bạn sẽ nhận thấy hiệu quả chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, để có giấc ngủ ngon, ngoài ngồi thiền bạn cần chuẩn bị giường nệm thật thoải mái. Còn gì tuyệt vời hơn khi sau mỗi cữ thiền bạn được ngả mình trên một tấm nệm êm như giường ngủ ở khách sạn 5 sao?

Bí quyết chọn giường nệm để có giấc ngủ ngon

Phương pháp sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chọn được bộ giường nệm hoàn hảo. Có đến 98% khách hàng hài lòng khi dùng nệm Goodpm Memory foam. Trong đó có không ít khách hàng đã từng bị chứng mất ngủ “hành hạ” nhiều năm. Và đây là lý do khiến ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nệm Goodpm Memory foam có thể mang đến giấc ngủ ngon nhất; hiệu quả không kém phương pháp ngồi thiền:

Nệm Goodpm Memory foam nâng niu cột sống

Chất liệu Memory foam (foam hoạt tính) đã từng được phát triển để dành riêng cho các nhà du hành vũ trụ vào năm 1966. Ngày nay, Memory foam được dùng để đặc trị giảm đau ở các vùng cơ – khớp hay bị tỳ nén.

Memory foam dẻo dai và đàn hồi cao hơn cao su tự nhiên. Nệm Goodpm Memory foam lại được thiết kế ôm theo đường cong cột sống. 3 lớp foam có tác dụng giải toả lực ép; nâng đỡ cuộc sống vượt trội. Sản phẩm được sản xuất sau một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng, giúp người dùng có giấc ngủ ngon với mọi tư thế.

An toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng

Nệm Goodpm Memory foam có điểm chung với phương pháp là không gây tác dụng phụ với sức khỏe con người. Sản phẩm không chứa kim loại nặng, chất chống cháy, chì, thủy ngân và đạt ngồi thiền chữa bệnh mất ngủchứng chỉ CertiPUR-US của Mỹ.

Cách Ngồi Thiền Căn Bản

Ở bài trước, Chap đã giới thiệu về và những lợi ích của thiền, trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách ngồi thiền.

Ngồi thiền được coi là một cách thức thực tập thiền cơ bản, phổ biến và hiệu quả nhất. Những người mới tiếp xúc với thiền thì nên thực hành phương pháp này đầu tiên. Hiểu một cách đơn giản, ngồi thiền là việc ta ngồi và giữ cho tâm trí thật vắng lặng, kiểm soát, không để vọng tưởng phát sinh và không chạy theo vọng tưởng. Khi bạn kiểm soát được vọng tưởng của mình, tự nhiên tâm sẽ an ổn, tĩnh lặng.

Tiếp đến, bạn lựa chọn tư thế ngồi. Tư thế cơ bản là xếp bằng (khoanh chân) và giữ cho lưng thẳng. Tuy nhiên, tư thế ngồi hiệu quả hơn cả là bán già hoặc kiết già. Các bạn cũng nên lựa chọn một trong hai thế ngồi này, tùy vào khả năng của mình, để làm tư thế chính khi ngồi thiền. Vấn đề này đã được chia sẻ chi tiết hơn qua bài viết: 3 tư thế ngồi thiền cơ bản không thể bỏ qua.

Sau đó, bạn nhắm mắt lại và cố gắng kiểm soát tâm trí bằng cách tập trung quan sát và cảm nhận luồng hơi thở đi vào và đi ra nơi đầu mũi. Nghe thì có vẻ đơn giản chứ kiểm soát tâm trí là việc vô cùng khó. Bạn có thể học cách ngồi thiền chỉ trong vài phút, nhưng ngồi làm sao để đạt hiệu quả, giúp ta tìm được sự bình an trong tâm hồn thì không hề dễ tí nào.

Do đó, các bạn mới thực tập thiền nên thực hiện theo 3 giai đoạn được chia sẻ trong bài viết: 3 giai đoạn cơ bản trong một buổi ngồi thiền. Sau một thời gian thực tập nghiêm túc, thường xuyên và quyết liệt, sẽ đến lúc, bạn có thể cảm nhận được điều tuyệt vời mà thiền mang lại.

Ngồi thiền vào thời gian nào

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp trên website Honggaitour.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!