Đề Xuất 5/2023 # Cách Nấu Nước Dùng Phở Bò Vị Truyền Thống Để Bán # Top 11 Like | Honggaitour.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Nấu Nước Dùng Phở Bò Vị Truyền Thống Để Bán # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Nước Dùng Phở Bò Vị Truyền Thống Để Bán mới nhất trên website Honggaitour.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nước dùng quyết định lớn đến sự thành công của món phở

Với cách nấu nước dùng phở bò đậm đà hương vị truyền thống Bắc Bộ từ chuyên viên Hán học Phạm Thăng, gốc người Nam Định đăng trong cuốn Phở Việt do Tiến sĩ Nguyễn Nhã chủ biên, bạn sẽ có ngay công thức nấu mở kinh doanh ngon, đậm, hấp dẫn và lợi nhuận cao.

Bí quyết nấu nước dùng phở ngon

Nguyên liệu:

20kg xương

1kg gừng

100g đại hồi

20 trái thảo quả

20 cái đinh hương

100g hành tím

100g tỏi

2 trái chanh

3kg thịt các loại (nạm, vè, gầu mềm, gầu giòn)

Gia vị: muối xay, muối hột, rượu trắng, đường trắng, nước mắm

Cách nấu phở bò Nam Định:

Với 20kg xương ống và 3kg thịt như ở phần định lượng, bạn sẽ nấu được 100 tô phở.

Bước 1: Sơ chế phần xương và thịt

– Cho tất cả xương và thịt vào thau lớn ngâm với nước. Lưu ý là nên ngâm ngập xương trong nước. Sau đó, bạn giã nhỏ 80g gừng cho vào cùng với 1 chén muối hột, nước cốt của 2 trái chanh (bỏ luôn cả vỏ chanh vào). Khuấy cho muối tan đều trong nước.

– Thời gian ngâm là trong khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, bạn lấy bàn chải ni lông chải kỹ cả xương và thịt cho trắng ra rồi xả lại nước 2 – 3 lần cho đến khi nước trong không còn đục nữa và ngửi xương, thịt hết mùi hôi là được.

Bước 2: Tẩy xương và thịt chín

– Đun 1 nồi nước sôi khoảng 10 – 15 lít, cho 80g gừng giã nhỏ, 1 ly rượu trắng vào. Tiếp theo, lần lượt nhúng xương và thịt vào nồi nước sôi rồi để ra thau lớn. Khi đã nhúng xong, bạn đổ nồi nước sôi vào thau xương và thịt ngâm trong 10 – 20 phút rồi mang ra chải lại, xả nước cho sạch.

– Khi đã tẩy xong, bạn sẽ thấy các đường gân máu ở xương ống và xương lớn sẽ nổi lên. Lấy dao bằm nát những đường gân này rồi đem đi rửa lại cho máu đọng trôi hết. Đây là cách làm nước phở trong hơn và bớt bọt.

Bước 3: Làm gói thuốc phở

– Đại hồi bóp cho vụn cánh. Thảo quả nướng cháy vỏ, bỏ vỏ, chỉ lấy hạt bên trong. Đinh hương để nguyên không sơ chế gì cả.

– Đem tất cả 3 loại thảo mộc này sao lên cho hơi cháy và tỏa ra mùi thơm, mang đi giã thành bột cho vào lọ thủy tinh hoặc nhựa đậy kín nắp và dùng dần.

– Với số lượng xương như trên, bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê đầy cho vào túi vải thắt lại bỏ vào nồi nước dùng là đủ.

Bước 4: Cách nấu nước dùng phở ngon, thơm vị truyền thống

– Đun thật sôi khoảng 50 lít nước, cho xương vào trước, thịt vào sau đun sôi ở mức lửa vừa để lớp váng đóng lên mặt. Dùng vợt vớt lớp váng này ra. Bạn lưu ý là vớt nhẹ nhàng để lớp váng không bị chìm xuống dưới làm đục nước dùng và cũng đừng đun lửa quá lớn sẽ làm cho lớp váng sôi sục hòa tan vào nước dùng.

– Vớt bọt xong, bạn cho vào 1 chén muối xay, cho túi thuốc phở vào. Lưu ý là khi thấy nước dùng dậy mùi thơm là phải vớt túi thuốc phở ra ngay. Tiếp tục cho thêm vào 800g gừng nướng (gừng nướng chín rửa sạch vỏ đen hoặc lột vỏ thái dọc từng miếng dày 3 – 4cm).

– Thịt nấu khoảng 3 – 4 tiếng là đã chín và vớt ra vì để thịt mềm quá, không thái thành miếng được. Khi vớt thịt ra, bạn nhớ phải nhúng ngay vào nước lạnh rồi treo lên cho ráo, sau đó bỏ vào tủ lạnh thì thịt mới không bị đen. Khi nào gần múc cho khách, bạn mới cho vào nước dùng luộc lại chừng 10 phút là được.

– Khi vớt thịt ra rồi cứ để xương trong nồi hầm từ 10 – 12 tiếng thì nước dùng sẽ siêu ngọt.

Bước 5: Pha nước dùng

– Khi xương đã hầm xong, gạn nước sang 1 nồi khách rồi nêm vào 2/3 chén đường cát trắng, 100g củ hành tím nướng bóc vỏ, 100g tỏi bóc vỏ để nguyên tép cho vào túi (như thuốc phở), 2 muôi lớn (muôi múc phở) nước mắm. Sau khi nêm xong, bạn đun sôi trở lại là đã múc được vào tô và phục khách rồi đấy.

Cách Nấu Phở Bò Hà Nội Gia Truyền

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách nấu phở bò Hà Nội gia truyền

Bước 1: Đuôi và sườn bò chặt miếng nhỏ. Thịt bắp bò để nguyên miếng. Pha nước muối loãng (vừa như nấu canh là được) và ngâm đuôi bò, sườn bò và thịt bò trong nước này khoảng 2h. Hiện nay, thịt bò không được sạch lắm, nhất là phần đuôi có thể còn có mùi hôi, việc ngâm muối sẽ giúp cho thịt “sạch” hơn, khi ăn cũng mềm ngon hơn.

Bước 2: Trong lúc đợi ngâm thịt thì chúng ta sẽ chuẩn bị các nguyên liệu khác.

– Các loại củ hành tây, hành khô (hành hương), gừng và mía để nguyên vỏ đem nướng chín thơm. Nếu ở nhà không có bếp than thì chúng ta có thể nướng trên bếp điện để độ nóng vừa phải để khi nướng vỏ sẽ không bị cháy quá mà bên trong lại vừa chín. Sau khi nướng xong thì cạo sạch vỏ gừng và hành (mía để nguyên vỏ). Rửa lại tất cả cho sạch. Hành tây có thể bổ đôi hoặc bổ tư. Gừng đập dập hoặc thái lát.

– Hoa hồi, quế, thảo quả, hạt mùi (nếu có) cho lên chảo rang ở lửa vừa đến khi dậy mùi thơm. Rang xong để nguội rồi cho vào túi vải và buộc chặt miệng.

Bước 3: Vớt thịt, đuôi và sườn bò ra khỏi nồi, đổ hết nước ngâm và đem rửa lại các phần thịt này. Sau đó cho tất cả vào nồi và nước lạnh mới vào tới ngập thịt rồi vặn lửa to đun sôi. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ đun thêm khoảng 1-2 phút rồi bỏ nước luộc này đi, rửa lại cho thật sạch vụn thịt và bọt. Nhiều người lo lắng đun như vậy sẽ làm mất chất ngọt của thịt vì thật ra chất ngọt sẽ tiết ra từ xương trong quá trình hầm, việc bỏ nước luộc này đi chỉ giúp nước dùng trong và ngon hơn thôi, nếu có mất chất ngọt thì cũng không đáng kể. Luộc với nước sôi thêm 1-2 lần cho thật sạch.

Bước 4: Cho đuôi bò, sườn và thịt vào nồi cùng với 4-5 tô nước lạnh và đun với lửa to. Đợi nước sôi thì hớt bọt (nếu có) và cho các thứ gia vị đã chuẩn bị vào nồi, gồm: Hành tây, hành hương, gừng, mía, rễ mùi, túi đựng hoa hồi, thảo quả, quế, hạt mùi. Nêm bột canh, bột gia vị hoặc muối cho đến khi vừa ăn. Không nên dùng nước mắm vì sẽ làm nước phở bị chua.

– Đun trong khoảng 1,5-2 giờ. Nếu đun bằng nồi áp suất sẽ nhanh hơn khoảng 1 tiềng.

– Chú ý vớt bắp bò ra trước, tránh để thịt bị quá mềm.

– Trong quá trình đun nên chú ý vớt bọt cho nước được trong.

– Sau khi đuôi và sườn bò đã mềm nhừ thì nêm lại gia vị/ bột canh hoặc muối cho vừa ăn. Có thể nêm hơi nhạt một chút để khi ăn cho thêm nước mắm.

Bước 5: Chuẩn bị bánh phở và rửa sạch các loại rau ăn kèm (rau thơm, hành)

Bước 6: Trần lại bánh phở và sắp ra bát cùng thịt và các loại rau lên rồi chan nước phở là có thể ăn được liền. Nấu ai thích ăn bò tái có thể nhúng rồi bỏ vào. Khi ăn sẽ cho thêm 1 chút ớt và chanh ăn cho ngon miệng.

Tham khảo viễn Đông địa chỉ bán nồi nấu phở bằng điện ĐÚNG GIÁ – CHẤT LƯỢNG

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán nồi nấu phở điện, tuy nhiên với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành Viễn Đông tự hào là đơn vị sản xuất nồi nấu phở uy tín, giá cả phải chăng nhất trên thị trường. Lý do được xuất phát như sau:

Viễn Đông tự nghiên cứu và sản xuất nồi nấu phở

Tất cả những nồi nấu phở điện hiện nay Viễn Đông đang bán ra thị trường đều do chính các kỹ sư có chuyên môn cao của công ty nghiên cứu, thiết kế sản xuất. Sản phẩm đã được cải tiến đổi mới liên tục để phù hợp nhất với người sử dụng.

Tính đến nay, sau nhiều lần đổi mới nồi nấu phở Viễn Đông sản xuất được làm hoàn toàn từ inox 304. Đây là chất liệu inox được đánh giá cao nhất trong các loại inox được dùng làm để chế tạo các thiết bị nhà bếp. Chất liệu này có khả năng hạn chế han gỉ tốt, chịu được tác động mạnh của các lực có tải trọng lớn.

Viễn Đông vừa là nhà sản xuất vừa là nhà cung cấp đầu tiên

Hiện nay khi mua nồi nấu phở tại Viễn Đông bạn sẽ có cơ hội bảo hành lên tới 12 tháng và bảo trì chọn đời. Vậy còn chần chờ gì mà không nhanh tay liên hệ theo số Hotline của Viễn Đông để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn về các dòng nồi hiện công ty đang bán.

Cách Nấu Phở Bò Thơm Ngon Đậm Vị Theo Công Thức Gia Truyền

Phở bò là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Có nhiều cách nấu phở bò, nhanh gọn và đơn giản, tuy nhiên để có được một tô phở thơm ngon đúng vị truyền thống là điều không phải dễ dàng. Với bí quyết nấu phở bò ngon, đậm vị theo công thức gia truyền mà DTBTAAu chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được cho mình một tô phở tự làm mang đậm bản sắc ẩm thực Việt Nam.

Phở được cho là có nguồn gốc từ Nam Định. Đây là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.

Một tô phở bò có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao: Canxi từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra. Khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin B2, B3, B5 giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu từ các nguyên liệu, gia vị khô. Thịt bò có nhiều axit amoniac, creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc.

Để có được những tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.

Công thức nấu phở bò mở quán kinh doanh

1 kg xương ống bò

500gram bắp bò hoa

800 gram gù bò

Ngò gai, rau quế

80gram gừng

2 tai đại hồi

2 thảo quả

1 nhánh nhỏ quế

1gram hạt ngò

1gram tiểu hồi

5 nụ đinh hương

1 miếng nhỏ trần bì

Rượu mai quế lộ

10gram tiêu sọ, 20gram sá hùng

Hành tây, đường phèn, hạt nêm, bột ngọt, đường cát, muối, giấm, bánh phở.

Bước 1: Sơ chế xương bò, bắp bò, gù bò

Ngâm xương ống với nước muối và giấm khoảng 2 tiếng cho sạch và bớt mùi tanh. Sau đó đem xương đi rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi cùng với gừng và 1 muỗng canh muối đun trong khoảng 10 phút thì vớt ra, trần qua nước lạnh. Cách này sẽ loại bỏ được hoàn toàn mùi hôi bò, giúp nước dùng thơm ngon hơn mà không bị tanh.

Bắp bò, gù bò ngâm với nước muối và giấm trong khoảng 15 – 20 phút rồi đem đi luộc với rượu mai quế lộ, gừng và hành tím. Nêm thêm một muỗng canh đường, một muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh muối. Nên nêm từ ban đầu để thịt bò được thấm đậm gia vị, nhờ vậy mà món phở bò sẽ đậm đà hấp dẫn hơn. Sau khi luộc hơn 2 tiếng, thấy thịt mềm thì vớt ra cho ngâm vào nước lạnh. Gù bò, bắp bò cắt lát vừa ăn.

Bước 2: Hầm xương bò

Hầm xương ống hơn 10 tiếng với 5 lít nước để xương ra chất, hầm càng lâu, nước dùng sẽ càng thơm ngon và đậm đà hơn. Sau đó đổ nước lạnh vào tùy mức nấu mà bạn mong muốn nhiều hay ít. Tuy nhiên, lượng nước lạnh cho vào sẽ quyết định nước dùng sắc nhiều hay sắc ít.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và nấu nước dùng

Hành tây một nửa lột vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng, ngâm vào nước lạnh để hành giòn, trắng, bớt nồng. Cho phần hành tây còn lại cùng gừng, sá sùng để nguyên vỏ lên bếp nướng chín thơm (cố gắng không nên để hành, gừng, sá sùng bị cháy quá). Sau đó đem đi lột vỏ và cho gừng, sá sùng, hành tây vào một túi vải trắng, sạch và bỏ vào nồi nước dùng, hầm trong 4 tiếng đồng hồ cho nước ngọt từ nguyên liệu tiết ra hết.

Bỏ đại hồi, quế, thảo quả, hạt ngò, đinh hương, tiêu sọ vào chảo rang cho dậy mùi thơm. Chú ý không rang vàng quá sẽ làm đen màu nước dùng. Sau đó đem ngâm với nước sôi tầm 30 phút đến một tiếng cho gia vị ra bớt màu đen và mùi, giúp nước dùng có hương thoang thoảng nhẹ nhàng, không quá nồng gây khó chịu. Sau đó vớt ra, cho hết vào trong túi vải và bỏ vào nồi nước hầm xương.

Sau khi hầm hành tây, gừng, sá sùng được 4 tiếng và đại hồi, quế, hạt ngò, đinh hương được 1 tiếng thì vớt cả hai túi ra kèm xương ống. Cho vào nước dùng các gia vị: 60gram đường phèn, 4 muỗng canh muối, 5 muỗng canh hạt nêm, 5 muỗng canh bột ngọt. Nêm nếm thêm bớt gia vị cho vừa miệng.

Bước 4: Chuẩn bị bánh phở và các loại rau ăn kèm

Ngò gai và rau quế rửa sạch và để ráo.

Bánh phở trụng sơ với nước sôi, sau đó cho vào tô, xếp thịt bò lên bề mặt, rắc hành lá, rau mùi, hành đã cắt nhỏ, hành tây ngâm nước đá và chan nước dùng. Vắt thêm tí chanh, thêm vào tí ớt là có ngay một tô phở Việt đậm vị truyền thống với công thức gia truyền.

Phở sẽ ăn ngon hơn khi dùng tương đen, tương ớt để chấm thay vì nước mắm.

Không nên dùng nước mắm để nêm vì như vậy sẽ khiến nước dùng bị chua.

Để nước dùng trong, cần hớt bọt liên tục trong quá trình nấu.

Vì bò có mùi đặc trưng, muốn món phở thơm ngon cần rửa thịt bò thật sạch với hành và gừng để khử mùi hôi tanh.

Xương hầm càng lâu, nước dùng càng đậm đà và hấp dẫn.

Làm thế nào để kinh doanh phở thành công

Khi nói đến ẩm thực Việt Nam thì phải nhắc ngay đến món phở bò truyền thống. Với sự phát triển của ngành Du lịch, việc thu lợi nhuận từ món phở gia truyền cũng như cơ hội quảng bá ẩm thưc Việt Nam ra toàn thế giới đang được nhiều người kinh doanh quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, để mở quán kinh doanh và phát triển lâu dài, bạn cần sở hữu những bí quyết, cách nấu phở bò thơm ngon, chuẩn vị.

Cách Nấu Chè Hoa Cau Truyền Thống Chuẩn Vị

Chè hoa cau là món chè không thể thiếu trong các dịp lễ tết, giỗ chạp ngày xưa. Chè có vị ngọt mát, có mùi hương thoảng thoảng của hoa nhài hoa mai quyện với vị bùi ngậy của đỗ xanh. Tất cả đã tạo nên một mùi vị rất riêng cho món chè rất đỗi quen thuộc này. Hôm nay Học Viện Ẩm Thực xin hướng dẫn bạn cách làm chè hoa cau theo đúng cái cách mà các cụ ta ngày xưa vẫn thường làm. Hy vọng món chè ấy sẽ làm hài lòng những vị khách khó tính nhất của gia đình bạn.

Khi mới nghe tên chè hoa cau, chắc hẳn mọi người sẽ tưởng rằng món chè này được nấu từ những bông hoa cau nhưng thực ra lại không phải thế. Thực tế nguyên liệu chính của món chè này là hạt đỗ xanh, những hạt đỗ ấy sau khi nấu sẽ nở ra và có màu vàng ươm giống như những bông hoa cau rụng xuống sân nhà, thế nên món chè có cái tên chè hoa cau cũng bởi thế.

Món chè này tuy không quá cầu kì, sang trọng, nguyên liệu cũng rất gần gũi với tất cả người dân Việt Nam như: đỗ xanh, bột sắn, đường, hoa bưởi hay hoa nhài, thếnhưng bằng sự khéo léo và cái tâm của người nấu, bằng hương vị của truyền thống, của nguồn cội, hương vị của món chè hoa cau đã làm hài lòng được những thực khách khó tính nhất.

Nguyên liệu cần có trong cách làm chè hoa cau

– Đậu xanh: 200g

– Nước: 1 lít

– Bột sắn dây: 100g

– Đường: 180g

– Muối: 1 nhúm nhỏ

Lưu ý: Khi chọn đỗ xanh bạn nên chọn loại hạt đỗ xanh hạt tiêu, tuy hạt nhỏ nhưng ruột vàng, khi nấu chè sẽ cho vị thơm và bùi hơn những loại đậu thông thường. Với loại đỗ này, bạn có thể đem đi xay vỡ hạt, sau đó đem đậu về ngâm và tách vỏ ra.

Cách làm chè hoa cau

Bước 1: Rửa sạch đỗ, đãi kĩ để loại bỏ những hạt bị hỏng rồi đem ngâm đỗ trước khi nấu khoảng nửa ngày hoặc qua đêm.

Bước 2: Sau khi đậu đã ngâm đủ, đem đãi đậu lại một lần nữa rồi để cho ráo nước và rắc một nhúm muối vào trộn đều.

Bước 4: Cho hoa bưởi hoặc hoa nhài vào một chiếc nổi, đổ một chút nước vào cho ngập hoa là được. Sau đó đun cho đến khi nước sôi. Lúc này khi mở vung ra bạn sẽ ngửi thấy hương thơm nhẹ nhàng của hoa bưởi hoặc hoa nhài.

Bước 5: Cho bột sắn, đường và nước vào trong một chiếc nồi, khuấy đều cho đường, bột sắn hòa tan trong nước. Sau đó đưa lên bếp đun ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi thấy nước hơi sánh lại là ngừng ngay, rồi cho nước đun hoa vào.

Bước 6: Bước cuối cùng là cho đậu vào nồi một cách từ từ và khéo léo. Dùng môi khuấy đều thật nhẹ nhàng để đậu không bị vỡ vụn. Đun thêm vài phút rồi tắt bếp.

Việc của bạn bây giờ là cho chè vào bát và thưởng thức thôi!

5

1

vote

Đánh Giá

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Nước Dùng Phở Bò Vị Truyền Thống Để Bán trên website Honggaitour.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!